cần trục cột buồm, cần trục công xôn.
- Máy trục kiểu cầu: là máy trục có bộ phận mang tải trên cầu của xe con hoặc palăng di chuyển theo yêu cầu chuyển động. Máy trục kiểu cầu gồm: cầu trục, cổng trục, nửa cổng trục.
- Máy trục kiểu đường cáp: là máy trục có bộ phận kiểu mang tải treo trên xe con di chuyển theo cáp cố định trên các trục đỡ. Máy trục kiểu đường cáp gồm: máy trục cáp và cầu trục cáp.
- Xe tời chạy trên đường ray ở trên cao
- Palăng là thiết bị nâng được treo vào kết cấu cố định hoặc treo vào xe con, palăng có dẫn động bằng động cơ điện gọi là palăng điện, palăng có dẫn động bằng tay gọi là palăng thủ công.
- Tời là thiết bị nâng dùng để nâng, hạ và kéo tải. Tời có thể hoạt động như một thiết bị hoàn chỉnh riêng và có thể đóng vai trò một bộ phận của thiết bị nâng phức tạp khác. Tời dẫn động bằng động cơ điện gọi là tời điện, tời dẫn động bằng tay gọi là tời thủ công.
- Máy nâng, là máy có bộ phận mang tải được nâng, hạ theo khung dẫn hướng. Máy nâng dùng nâng những vật có khối lượng lớn, cồng kềnh nên dễ gây nguy hiể m.
5.2. NHỮNG QUY ĐỊNH TRƯỚC KHI ĐƯA THIẾT BỊ NÂNG VÀO VẬN HÀNH HÀNH
- Thiết bị nâng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được kiểm định kỹ thuật an
toàn đạt yêu cầu và đăng ký sử dụng theo đúng qui định Thông tư 06/2013/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội qui định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Khi chuyển chỗ làm việc mới hoặc sau khi thay đổi cơ cấu nâng các cần trục phải được khám nghiệm kỹ thuật lại toàn bộ sau khi lắp dựng.
- Trước khi cho thiết bị nâng hoạt động phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu và các chi tiết quan trọng.
41
- Phát hiện tín hiệu cho những người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu hoạt độngfNhưng
- Trước khi cho thiết bị nâng hoạt động phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu và các chi tiết quan trọng. Nếu phát hiện có hư hỏng phải khắc phục xong mới đưa vào sử dụng.
- Phát hiện tín hiệu cho những người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu hoạt động. - Tải được nâng không lớn hơn trọng tải của thiết bị nâng. Tải phải được giữ chắc chắn không bịrơi, trượt trong quá trình nâng chuyển tải.
- Cấm để người đứng trên tải khi nâng chuyển hoặc dùng người để cân bằng tải - Tải phải được nâng cao hơn chướng ngại vật ít nhất 500 mm.
- Cấm đưa tải qua đầu người.
- Không được vừa nâng tải, vừa quay hoặc chuyển thiết bị nâng, khi nhà máy chế tạo không quy định trong hồ sơ kỹ thuật.
- Chỉ được phép đón và điều chỉnh tải ở cách bề mặt người móc tải đứng một khoảng cách không nhỏ hơn 200 mm và độ cao không lớn hơn 1 m tính từ mặt sàn công nhân đứng.
- Tải phải được hạ xống ở nơi quy định và đảm bảo sao cho tải không bị đổ, trượt rơi. Các bộ phận giữ tải chỉ được phép tháo ra khi tải đã ở tình trạng ổn định.
- Cấm dùng thiết bị nâng để tháo dây đang bị đè nặng.
- Khi xếp hoặc dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải tiến hành sao cho không làm mất tính ổn định của phương tiện.
- Cấm kéo hoặc đấy tải đang treo.