Các biện pháp an toàn khi làm việc ở trên cao

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật an toàn (nghề vận hành nhà máy thủy điện) (Trang 37)

- Khi làm việc trên cao, quần áo phải gọn gàng, tay áo phải buông và cài cúc, đội mũ, đi giày an toàn, đeo dây an toàn. Không được phép đi dép không có quai hậu, giầy đinh, guốc ...Mùa rét phải mặc đủấm.

- Làm việc trên cao từ 3m trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên sàn thao tác có lan can bảo vệ chắc chắn). Dây

38

đeo an toàn không được mắc vào những bộ phận di động như thang di động hoặc những vật không chắc chắn, dễ gẫy, dễ tuột, phải mắc vào những vật cốđịnh chắc chắn.

- Khi có gió tới cấp 6 (60-70 km/giờ) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét thì cấm làm việc trên cao.

- Những cột đang dựng dở hoặc dựng xong chưa đạt 24 giờ thì không được trèo lên bắt xà, sứ.

- Khi trèo lên cột, lên thang phải từ từ, chắc chắn, tập trung tư tưởng, cấm vừa trèo vừa nói chuyện, nhìn đi chỗ khác. Khi làm việc trên cao cấm nói chuyện, đùa nghịch.

- Không được mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người. Chỉ được phép mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con... nhưng phải đựng trong bao đựng chuyên dùng. Cấm đút các dụng cụđó vào túi quần, áo đề phòng rơi xuống đầu người khác.

- Dụng cụ làm việc trên cao phải để vào những chỗ chắc chắn hoặc làm móc để treo vào cột sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.

- Cấm đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném mà phải dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống từ từ qua puly, người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới.

- Cấm hút thuốc khi làm việc trên cao.

- Làm việc trên những mái nhà trơn, dốc cần có những biện pháp an toàn cụ thểở những vị trí đó. Người phụ trách, cán bộ kỹ thuật phải hết sức chú ý theo dõi, nhắc nhở.

- Trèo lên cột ly tâm không có bậc trèo nhất thiết phải dùng thang một dóng, hai dóng hoặc guốc trèo chuyên dùng. Cấm tuyệt đối trèo cột bằng đường “dây néo cột”. Khi dùng thang một dóng hoặc guốc trèo chuyên dùng cần có quy trình sử dụng riêng cho loại thang, guốc này.

39

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1:Em hãy nêuquy định chung đểđảm bảo an toàn khi làm việc trên cao?

Câu 2: Em hãy nêucác biện pháp để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao?

40

CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT AN TOÀN VỚI THIẾT BỊ NÂNG 5.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THIẾT BỊ NÂNG

* Khái niệm: Thiết bị nâng là thiết bị dùng để nâng hạ tải trọng như: bốc, xếp

hàng hóa ở kho hàng, bến bãi, lắp đặt thiết bị máy móc, nâng hạ vật liệu…

* Phân loại thiết bị nâng gồm các loại chính:

- Máy trục: là những thiết bị nâng hoạt động theo chu kỳ, dùng để nâng, chuyển tải (được giữ bằng máy móc hoặc các bộ phận mang tải khác) trong không gian.

- Máy trục kiểu cần: là các máy trục có bộ phận mang tải treo ở cần hoặc ở xe con di chuyển theo cần. Máy trục kiểu cần tùy thuộc theo cấu tạo và hệ di chuyển được phân thành cần trục ôtô: cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục cột buồm, cần trục công xôn.

- Máy trục kiểu cầu: là máy trục có bộ phận mang tải trên cầu của xe con hoặc palăng di chuyển theo yêu cầu chuyển động. Máy trục kiểu cầu gồm: cầu trục, cổng trục, nửa cổng trục.

- Máy trục kiểu đường cáp: là máy trục có bộ phận kiểu mang tải treo trên xe con di chuyển theo cáp cố định trên các trục đỡ. Máy trục kiểu đường cáp gồm: máy trục cáp và cầu trục cáp.

- Xe tời chạy trên đường ray ở trên cao

- Palăng là thiết bị nâng được treo vào kết cấu cố định hoặc treo vào xe con, palăng có dẫn động bằng động cơ điện gọi là palăng điện, palăng có dẫn động bằng tay gọi là palăng thủ công.

- Tời là thiết bị nâng dùng để nâng, hạ và kéo tải. Tời có thể hoạt động như một thiết bị hoàn chỉnh riêng và có thể đóng vai trò một bộ phận của thiết bị nâng phức tạp khác. Tời dẫn động bằng động cơ điện gọi là tời điện, tời dẫn động bằng tay gọi là tời thủ công.

- Máy nâng, là máy có bộ phận mang tải được nâng, hạ theo khung dẫn hướng. Máy nâng dùng nâng những vật có khối lượng lớn, cồng kềnh nên dễ gây nguy hiể m.

5.2. NHỮNG QUY ĐỊNH TRƯỚC KHI ĐƯA THIẾT BỊ NÂNG VÀO VẬN HÀNH HÀNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết bị nâng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được kiểm định kỹ thuật an

toàn đạt yêu cầu và đăng ký sử dụng theo đúng qui định Thông tư 06/2013/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội qui định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

- Khi chuyển chỗ làm việc mới hoặc sau khi thay đổi cơ cấu nâng các cần trục phải được khám nghiệm kỹ thuật lại toàn bộ sau khi lắp dựng.

- Trước khi cho thiết bị nâng hoạt động phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu và các chi tiết quan trọng.

41

- Phát hiện tín hiệu cho những người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu hoạt độngfNhưng

- Trước khi cho thiết bị nâng hoạt động phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu và các chi tiết quan trọng. Nếu phát hiện có hư hỏng phải khắc phục xong mới đưa vào sử dụng.

- Phát hiện tín hiệu cho những người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu hoạt động. - Tải được nâng không lớn hơn trọng tải của thiết bị nâng. Tải phải được giữ chắc chắn không bịrơi, trượt trong quá trình nâng chuyển tải.

- Cấm để người đứng trên tải khi nâng chuyển hoặc dùng người để cân bằng tải - Tải phải được nâng cao hơn chướng ngại vật ít nhất 500 mm.

- Cấm đưa tải qua đầu người.

- Không được vừa nâng tải, vừa quay hoặc chuyển thiết bị nâng, khi nhà máy chế tạo không quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

- Chỉ được phép đón và điều chỉnh tải ở cách bề mặt người móc tải đứng một khoảng cách không nhỏ hơn 200 mm và độ cao không lớn hơn 1 m tính từ mặt sàn công nhân đứng.

- Tải phải được hạ xống ở nơi quy định và đảm bảo sao cho tải không bị đổ, trượt rơi. Các bộ phận giữ tải chỉ được phép tháo ra khi tải đã ở tình trạng ổn định.

- Cấm dùng thiết bị nâng để tháo dây đang bị đè nặng.

- Khi xếp hoặc dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải tiến hành sao cho không làm mất tính ổn định của phương tiện.

- Cấm kéo hoặc đấy tải đang treo.

5.4. NHỮNG QUY ĐỊNH KHI HẾT CA LÀM VIỆC.

- Khi tạm ngưng công việc hay kết thúc ca làm việc phải hạ bàn nâng hay tải trọng xuống mặt đất.

- Khi hết ca làm việc cấm treo tải lơ lửng trên cao.

- Sau khi kết thúc quá trình làm việc với máy nâng hạ, cần đảm bảo tắt động cơ, các cửa của máy được đóng.

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống điều khiển, thiết bị phụ trợ và thông tin liên lạc; - Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca trực - Kiểm tra các thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành, đưa vào dự phòng theo kế hoạch sẽđược thực hiện trong ca;

-Truyền đạt trực tiếp cho người nhận ca những điều cụ thể về chế độ vận hành, những lệnh của lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và những điều đặc biệt chú ý hoặc giải đáp những vấn đề chưa rõ;

- Ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ giao nhận ca; - Ký tên đầy đủ vào sổ giao nhận ca

42

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm và phân loại thiết bị nâng?

Câu 2: Em hãy nêu những quy định trước khi đưa thiết bị nâng vào vận hành? Câu 3: Em hãy nêu những quy định trong khi sử dụng thiết bị nâng?

43

CHƯƠNG 6: GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẪU PHIẾU THAO TÁC, CÔNG TÁC VÀ CÁC LOẠI BIỂN BÁO TRONG NHÀ MÁY

6.1. CÁC LOẠI MẪU PHIẾU CÔNG TÁC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phiếu công tác là giấy cho phép đơn vị công tác làm việc với thiết bị điện và phòng ngừa để không xảy ra tai nạn điện. Phiếu công tác do người được giao nhiệm vụ của đơn vị quản lý vận hành cấp.

- Mỗi Phiếu công tác chỉ được cấp cho 01 đơn vị công tác để làm 01 công việc. - Trường hợp cấp 01 Phiếu công tác cho 01 đơn vị công tác để làm việc lần lượt ở nhiều nơi (vị trí) trên cùng một đường dây (lộ) thì những nơi cùng làm việc theo 01 phiếu công tác này phải được nhân viên vận hành thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc và được người cho phép chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp từban đầu khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc ởnơi (vịtrí) đầu tiên;

- Cấp Phiếu công tác phải thực hiện như sau:

+ Theo đúng mẫu, nội dung ghi dễ hiểu, đủ và đúng theo yêu cầu công việc; cấm tẩy xóa, viết bằng bút chì, rách nát, nhòe chữ;

+ Lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu ký và trực tiếp giao cho Người cho phép mang đến hiện trường để thực hiện việc cho phép làm việc. Tại hiện trường, sau khi kiểm tra đủ, đúng các biện pháp an toàn theo yêu cầu công việc và của Người cấp phiếu, Người cho phép giao 01 bản cho Người chỉ huy trực tiếp và giữ lại 01 bản;

+ Trường hợp Người cho phép kiêm Người chỉ huy trực tiếp thì được phép lập, sử dụng 01 bản song phải tuân thủ đầy đủ trình tự của 2 chức danh này theo nhiệm vụ công việc quy định trong Quy trình này để đảm bảo tuyệt đối an toàn.

- Trong khi tiến hành công việc, nếu mở rộng phạm vi làm việc thì phải cấp Phiếu công tác mới.

- Sau khi hoàn thành công việc, Phiếu công tác được trả lại người cấp phiếu để kiểm tra, lưu giữ ít nhất 01 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện). Trường hợp khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì Phiếu công tác phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.

- Công việc thực hiện theo Phiếu công tác

+ Các công việc khi tiến hành tại thiết bị điện và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện và vật liệu mang điện (hoặc có thể xuất hiện điên áp ≥ 42 V) phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc và cho phép làm việc tại hiện trường làm theo phiếu công tác bao gồm:

1. Làm việc không có điện; 2. Làm việc có điện;

3. Làm việc ở gần phần có điện. - Các chức danh trong Phiếu công tác: a) Người cấp phiếu công tác;

44 c) Người giám sát an toàn điện;

d) Người lãnh đạo công việc; e) Người chỉ huy trực tiếp; f) Nhân viên đơn vị công tác.

Trong 01 phiếu công tác, 01 người được phép đảm nhận nhiều nhất là 3 chức danh gồm: Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người chỉ huy trực tiếp hoặc Người cấp phiếu công tác, Người cho phép, Người giám sát an toàn điện (nếu có). Khi đảm nhận các chức danh này thì phải có đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của chức danh đảm nhận.

Những người được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác, cho phép, giám sát an toàn điện, lãnh đạo công việc, chỉ huy trực tiếp hàng năm phải được huấn luyện về những nội dung có liên quan, kiểm tra đạt yêu cầu và được Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật cấp Công ty (hoặc cấp tương đương) ra quyết định công nhận.

- Người cấp Phiếu công tác

+ Người cấp Phiếu công tác: phải là người của đơn vị trực tiếp vận hành thiết bị điện (lưới điện, nhà máy điện);

+ Phải nắm vững về vận hành lưới điện hoặc nhà máy điện do đơn vị mình trực tiếp quản lý, biết được nội dung công việc, điều kiện đảm bảo an toàn điện để đề ra đủ, đúng các biện pháp an toàn về điện cho đơn vị công tác;

+ Có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người cấp phiếu công tác” - Trách nhiệm của người cấp Phiếu công tác

+ Cử Người cho phép thực hiện việc cho phép làm việc tại hiện trường (cho phép đơn vị công tác vào làm việc);

+ Ghi vào Mục 1 của Phiếu công tác, ký cấp phiếu và giao phiếu cho người cho phép, tiếp nhận lại phiếu và ký sau khi hoàn thành công việc;

+ Khi giao phiếu cho Người cho phép phải chỉ dẫn những yêu cầu cụ thể và những yếu tố nguy hiểm về an toàn điện tại nơi làm việc để Người cho phép hướng dẫn cho đơn vị công tác khi thực hiện việc cho phép làm việc để đảm bảo an toàn.

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CÔNG TÁC VÀ PHIẾU CÔNG TÁC TÊN ĐƠN

VỊ GIẤY ĐĂNG KÝ CÔNG TÁC VÀ PHIẾU CÔNG TÁC

Số:.../..../... ...

I. GIẤY ĐĂNG KÝ CÔNG TÁC

Kính gửi:

... Căn cứ Biên bản khảo sát hiện trường (nếu có)

... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị (Bộ phận v.v) ... đăng ký làm việc, cụ thể như sau:

45

... 2. Địa điểm (hoặc thiết bị) tiến hành công việc:

...

... 3. Điều kiện vềan toàn điện để thực hiện công việc:

... 4. Thời gian tiến hành công việc:

... 5. Người LĐCV (nếu có): ... Bậc ATĐ .../5 6. Người GSATĐ (nếu có): ... Bậc ATĐ .../5 7. Nhân viên ĐVCT: Có ... người (nếu sốlượng nhân viên nhiều hơn mẫu thì dùng phụ lục kèm theo). TT Họ, tên Bậc AT Đ TT Họ, tên Bậc

ATĐ TT Họ, tên ATĐ Bậc

1 /5 … /5 … /5

… /5 /5 /5

8. Các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc phải cấp Giấy phối hợp cho phép, bao gồm (nếu có):

... ... 9. Những yêu cầu khác: ... 10. Người liên hệ: ... chức vụ: ... ĐT: ...

Lãnh đạo đơn vị (Ký và ghi họ tên)

...

II. PHIẾU CÔNG TÁC (TRÊN Đ.DÂY CAO ÁP, TRONG TBA, HẠ ÁP, Ở

THIẾT BỊ ĐIỆN NMĐ) Số:…../….../…...

1. Cấp cho:

1.1. Người lãnh đạo công việc (nếu có): ...

Bậc ATĐ …/5

1.2. Người chỉ huy trực tiếp: ... Bậc ATĐ …/5

1.3. Nhân viên đơn vị công tác: (ghi số luợng người):

46 Thuộc (Công ty, Phân xưởng v.v)

……….. 1.4. Địa điểm công tác:

... 1.5. Nội dung công tác:

... …………... 1.6. Thời gian theo kế hoạch:

- Bắt đầu công việc:...giờ ...phút, ngày.../.../... - Kết thúc công việc:...giờ ...phút, ngày.../.../...

1.7. Điều kiện vềan toàn điện để tiến hành công việc (ghi rõ cắt điện một phần hay hoàn toàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây):

………..……… …………... 1.8. Các đơn vị QLVH khác có liên quan đến công việc (Đơn vị cấp Giấy phối hợp cho phép):

…………... 1.9. Người giám sát an toàn điện (nếu có): ... ... Bậc ATĐ …./5

1.10. Người cho phép: ... Bậc ATĐ …./5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phiếu công tác cấp ngày .../.../... . Người cấp phiếu (ký và ghi họ, tên):

...

2. Cho phép làm việc và Tiếp nhận nơi làm việc:

2.1. Những thiết bị, đường dây, đoạn đường dây đã cắt điện

……….. ………..; Đã tiếp đất tại

……… ………; Đã làm rào chắn và treo biển báo tại

………... 2.2. Phạm vi được phép làm việc:

……….. ………...

47

2.3. Cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm thiết yếu đểđảm bảo an toàn cho đơn vị công tác:

……… …………... 2.4. Người chỉ huy trực tiếp đã kiểm tra và làm biện pháp an toàn tại hiện trường

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật an toàn (nghề vận hành nhà máy thủy điện) (Trang 37)