Các quy định về biện pháp an toàn đối với thiết bị chịu áp lực

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật an toàn (nghề vận hành nhà máy thủy điện) (Trang 34)

kiện lực lượng thanh tra an toàn lao động còn mỏng như hiện nay, cần xác định và tập

trung thanh tra, kiểm tra theo trọng điểm ở các khu vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, khu vực có khả năng gây tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản nếu tai nạn xảy

ra.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn lao động đối với

các doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động. Tăng cường công tác huấn

luyện an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động theo qui định của pháp luật hiện hành (Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 và thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2011 của Bộ LĐ-TB và XH hướng dẫn

công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động).

- Xử lý nghiêm minh trước pháp luật những trường hợp vi phạm các qui định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động để xảy ra các sự cố, tai nạn lao động, gây thiệt hại

nghiêm trọng về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

3.5. CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC. LỰC.

* Yêu cầu đối với thiết kế:

- Việc thiết kế, chọn kết cấu của thiết bị phải xuất phát từ đặc tính của môi chất công tác, của quá trình hoạt động của thiết bị.

- Kết cấu của thiết bị phải đảm bảo độ vững chắc, độ ổn định, thao tác thuận tiện và đủ độ tin cậy, tháo lắp dễ và dễ kiểm tra bên trong cũng như bên ngoài.

- Kết cấu, kích thước của thiết bị phải đảm bảo độ bền (cơ học, hóa học và nhiệt học)

* Yêu cầu đối về quản lý:

- Thiết bị chịu áp lực phải được đăng ký tại cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn chịu trách nhiệm khám nghiệm thiết bị.

- Thiết bị chịu áp lực được đăng kiểm phải là những thiết bị có đủ hồsơ theo quy định trong các tiêu chuẩn quy phạm. Nồi hơi, thiết bị chịu áp lực sau khi đăng ký phải được ghi vào sổ theo dõi.

- Không được phép đưa vào vận hành các thiết bị chịu áp lực chưa đăng kiểm, các nồi hơi và thiết bị chịu áp lực không có đủ dụng cụ kiểm tra đo lường, thiếu hoặc không có cơ cấu an toàn, hoặc cơ cấu an toàn chưa được kiểm định.

- Thiết bị chịu áp lực phải được kiểm tra định kỳtheo quy định. * Yêu cầu về chế tạo, sửa chữa.

- Việc chế tạo và sửa chữa thiết bị chịu áp lực chỉ được phép tiến hành ở những nơi có đầy đủ các điều kiện về con người, máy móc, thiết bị gia công, công nghệ và điều kiện kiểm tra thử nghiệm đảm bảo như các quy dịnh trong tiêu chuẩn quy phạm và phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

35

- Công việc liên quan đến hàn phải do thợ hàn có bằng hàn áp lực tiến hành. Phải tiến hành kiểm tra đánh giá mối hàn theo các tiêu chuẩn quy phạm.

* Yêu cầu đối với lắp đặt.

- Sử dụng các vật liệu đã quy định trong thiết kế.

- Không được tự ý cải tiến, thay đổi hoặc vứt bỏ các bộ phận chi tiết của thiết bị. - Đảm bảo kích thước, khoảng cách giữa các thiết bị với nhau, giữa các thiết bị với tường xây và kết cầu khác của nhà xưởng.

- Kiểm tra các bộ phận, chi tiết trước khi lắp đặt. Đối với những bộ phận được bảo quản bằng dầu, mỡ thì phải có biện pháp làm sạch trước khi lắp.

- Sau khi lắp đặt cần vận hành sử dụng thử, sau đó tiến hành kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị.

36

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm, phân loại các thiết bị chịu áp lực?

Câu 2: Em hãy nêu hiện tượng và công sinh ra khi nổ vỡ thiết bị chịu áp lực? Câu 3: Em hãy nêu nguyên nhân gây ra hư hỏng, nổ vỡ thiết bị chịu áp lực?

Câu 4: Em hãy nêu biện pháp tổ chức bảo hộ lao động đối với các thiết bị chịu áp lực? Câu 5: Em hãy nêu các quy định về biện pháp an toàn đối với thiết bị chịu áp lực?

37

CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO 4.1 QUY ĐỊNH CHUNG

- Những người làm việc trên cao từ 3m trở lên phải có đầy đủ sức khoẻ, không bị các bệnh yếu tim, đau thần kinh, động kinh ... có giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan y tế, đã được học tập, kiểm tra quy trình đạt yêu cầu.

- Nhóm trưởng, tổ trưởng, đội trưởng, chi nhánh trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ biện pháp an toàn trước khi cho công nhân làm việc, đồng thời nhắc nhở các biện pháp phòng ngừa tai nạn và những sự nguy hiểm khác có thể xẩy ra xung quanh nơi làm việc.

- Nếu một hoặc nhiều người có hành động vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn thì người có trách nhiệm về an toàn có quyền cho ngừng công việc để nhắc nhở hoặc đình chỉ hẳn công việc đang tiến hành khi xét thấy vấn đề nghiêm trọng, đe dọa tai nạn, nhưng phải báo cáo ngay với cấp trên của mình.

- Khi có hai người làm việc trở lên, nhất thiết phải cử nhóm trưởng. Khi làm việc ở những chỗ có đông người và xe cộ, tàu, thuyền qua lại thì phải có biện pháp rào chắn hoặc đặt biển báo “Chú ý! Công trường”, đặt ba-ri-e ... để ngăn người, xe cộ và tàu, thuyền không vào khu vực đang làm việc.

- Tất cả công nhân từ bậc I nghề nghiệp trở lên đều được làm việc ở trên cao nơi có điện hoặc gần nơi có điện nhưng phải được học tập và sát hạch đạt yêu cầu quy trình này. Riêng đối với công nhân tạm tuyển, hợp đồng theo thời vụ và học sinh thì chỉ được làm việc trên cao trong trường hợp không có điện và cũng phải được huấn luyện, sát hạch đạt yêu cầu quy trình kỹ thuật an toàn.

- Những người làm việc trên cao phải tuân theo các mệnh lệnh và các biện pháp an toàn mà người phụ trách hoặc cán bộ kỹ thuật chỉ dẫn.

- Nghiêm cấm những người uống rượu, bia, ốm, đau, không đạt tiêu chuẩn sức khoẻ làm việc trên cao.

- Khi thấy các biện pháp an toàn chưa được đề ra cụ thể hoặc chưa đúng với quy trình kỹ thuật an toàn thì người thực hiện có quyền đề đạt ý kiến với người ra lệnh. Nếu chưa được giải quyết thích đáng thì báo cáo lên trên một cấp, và có quyền không thực hiện.

- Nếu người phụ trách ra lệnh cho công nhân làm một việc vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn thì người nhận lệnh phải báo cáo cho người ra lệnh biết. Khi đó, công nhân có quyền không thực hiện và báo cáo với cấp trên.

4.2. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM VIỆC Ở TRÊN CAO

- Khi làm việc trên cao, quần áo phải gọn gàng, tay áo phải buông và cài cúc, đội mũ, đi giày an toàn, đeo dây an toàn. Không được phép đi dép không có quai hậu, giầy đinh, guốc ...Mùa rét phải mặc đủấm.

- Làm việc trên cao từ 3m trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên sàn thao tác có lan can bảo vệ chắc chắn). Dây

38

đeo an toàn không được mắc vào những bộ phận di động như thang di động hoặc những vật không chắc chắn, dễ gẫy, dễ tuột, phải mắc vào những vật cốđịnh chắc chắn.

- Khi có gió tới cấp 6 (60-70 km/giờ) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét thì cấm làm việc trên cao.

- Những cột đang dựng dở hoặc dựng xong chưa đạt 24 giờ thì không được trèo lên bắt xà, sứ.

- Khi trèo lên cột, lên thang phải từ từ, chắc chắn, tập trung tư tưởng, cấm vừa trèo vừa nói chuyện, nhìn đi chỗ khác. Khi làm việc trên cao cấm nói chuyện, đùa nghịch.

- Không được mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người. Chỉ được phép mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con... nhưng phải đựng trong bao đựng chuyên dùng. Cấm đút các dụng cụđó vào túi quần, áo đề phòng rơi xuống đầu người khác.

- Dụng cụ làm việc trên cao phải để vào những chỗ chắc chắn hoặc làm móc để treo vào cột sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.

- Cấm đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném mà phải dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống từ từ qua puly, người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới.

- Cấm hút thuốc khi làm việc trên cao.

- Làm việc trên những mái nhà trơn, dốc cần có những biện pháp an toàn cụ thểở những vị trí đó. Người phụ trách, cán bộ kỹ thuật phải hết sức chú ý theo dõi, nhắc nhở.

- Trèo lên cột ly tâm không có bậc trèo nhất thiết phải dùng thang một dóng, hai dóng hoặc guốc trèo chuyên dùng. Cấm tuyệt đối trèo cột bằng đường “dây néo cột”. Khi dùng thang một dóng hoặc guốc trèo chuyên dùng cần có quy trình sử dụng riêng cho loại thang, guốc này.

39

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1:Em hãy nêuquy định chung đểđảm bảo an toàn khi làm việc trên cao?

Câu 2: Em hãy nêucác biện pháp để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao?

40

CHƯƠNG 5: KỸ THUẬT AN TOÀN VỚI THIẾT BỊ NÂNG 5.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THIẾT BỊ NÂNG

* Khái niệm: Thiết bị nâng là thiết bị dùng để nâng hạ tải trọng như: bốc, xếp

hàng hóa ở kho hàng, bến bãi, lắp đặt thiết bị máy móc, nâng hạ vật liệu…

* Phân loại thiết bị nâng gồm các loại chính:

- Máy trục: là những thiết bị nâng hoạt động theo chu kỳ, dùng để nâng, chuyển tải (được giữ bằng máy móc hoặc các bộ phận mang tải khác) trong không gian.

- Máy trục kiểu cần: là các máy trục có bộ phận mang tải treo ở cần hoặc ở xe con di chuyển theo cần. Máy trục kiểu cần tùy thuộc theo cấu tạo và hệ di chuyển được phân thành cần trục ôtô: cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục cột buồm, cần trục công xôn.

- Máy trục kiểu cầu: là máy trục có bộ phận mang tải trên cầu của xe con hoặc palăng di chuyển theo yêu cầu chuyển động. Máy trục kiểu cầu gồm: cầu trục, cổng trục, nửa cổng trục.

- Máy trục kiểu đường cáp: là máy trục có bộ phận kiểu mang tải treo trên xe con di chuyển theo cáp cố định trên các trục đỡ. Máy trục kiểu đường cáp gồm: máy trục cáp và cầu trục cáp.

- Xe tời chạy trên đường ray ở trên cao

- Palăng là thiết bị nâng được treo vào kết cấu cố định hoặc treo vào xe con, palăng có dẫn động bằng động cơ điện gọi là palăng điện, palăng có dẫn động bằng tay gọi là palăng thủ công.

- Tời là thiết bị nâng dùng để nâng, hạ và kéo tải. Tời có thể hoạt động như một thiết bị hoàn chỉnh riêng và có thể đóng vai trò một bộ phận của thiết bị nâng phức tạp khác. Tời dẫn động bằng động cơ điện gọi là tời điện, tời dẫn động bằng tay gọi là tời thủ công.

- Máy nâng, là máy có bộ phận mang tải được nâng, hạ theo khung dẫn hướng. Máy nâng dùng nâng những vật có khối lượng lớn, cồng kềnh nên dễ gây nguy hiể m.

5.2. NHỮNG QUY ĐỊNH TRƯỚC KHI ĐƯA THIẾT BỊ NÂNG VÀO VẬN HÀNH HÀNH

- Thiết bị nâng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được kiểm định kỹ thuật an

toàn đạt yêu cầu và đăng ký sử dụng theo đúng qui định Thông tư 06/2013/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội qui định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

- Khi chuyển chỗ làm việc mới hoặc sau khi thay đổi cơ cấu nâng các cần trục phải được khám nghiệm kỹ thuật lại toàn bộ sau khi lắp dựng.

- Trước khi cho thiết bị nâng hoạt động phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu và các chi tiết quan trọng.

41

- Phát hiện tín hiệu cho những người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu hoạt độngfNhưng

- Trước khi cho thiết bị nâng hoạt động phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu và các chi tiết quan trọng. Nếu phát hiện có hư hỏng phải khắc phục xong mới đưa vào sử dụng.

- Phát hiện tín hiệu cho những người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu hoạt động. - Tải được nâng không lớn hơn trọng tải của thiết bị nâng. Tải phải được giữ chắc chắn không bịrơi, trượt trong quá trình nâng chuyển tải.

- Cấm để người đứng trên tải khi nâng chuyển hoặc dùng người để cân bằng tải - Tải phải được nâng cao hơn chướng ngại vật ít nhất 500 mm.

- Cấm đưa tải qua đầu người.

- Không được vừa nâng tải, vừa quay hoặc chuyển thiết bị nâng, khi nhà máy chế tạo không quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

- Chỉ được phép đón và điều chỉnh tải ở cách bề mặt người móc tải đứng một khoảng cách không nhỏ hơn 200 mm và độ cao không lớn hơn 1 m tính từ mặt sàn công nhân đứng.

- Tải phải được hạ xống ở nơi quy định và đảm bảo sao cho tải không bị đổ, trượt rơi. Các bộ phận giữ tải chỉ được phép tháo ra khi tải đã ở tình trạng ổn định.

- Cấm dùng thiết bị nâng để tháo dây đang bị đè nặng.

- Khi xếp hoặc dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải tiến hành sao cho không làm mất tính ổn định của phương tiện.

- Cấm kéo hoặc đấy tải đang treo.

5.4. NHỮNG QUY ĐỊNH KHI HẾT CA LÀM VIỆC.

- Khi tạm ngưng công việc hay kết thúc ca làm việc phải hạ bàn nâng hay tải trọng xuống mặt đất.

- Khi hết ca làm việc cấm treo tải lơ lửng trên cao.

- Sau khi kết thúc quá trình làm việc với máy nâng hạ, cần đảm bảo tắt động cơ, các cửa của máy được đóng.

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống điều khiển, thiết bị phụ trợ và thông tin liên lạc; - Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca trực - Kiểm tra các thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành, đưa vào dự phòng theo kế hoạch sẽđược thực hiện trong ca;

-Truyền đạt trực tiếp cho người nhận ca những điều cụ thể về chế độ vận hành, những lệnh của lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và những điều đặc biệt chú ý hoặc giải đáp những vấn đề chưa rõ;

- Ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ giao nhận ca; - Ký tên đầy đủ vào sổ giao nhận ca

42

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm và phân loại thiết bị nâng?

Câu 2: Em hãy nêu những quy định trước khi đưa thiết bị nâng vào vận hành? Câu 3: Em hãy nêu những quy định trong khi sử dụng thiết bị nâng?

43

CHƯƠNG 6: GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẪU PHIẾU THAO TÁC, CÔNG TÁC VÀ CÁC LOẠI BIỂN BÁO TRONG NHÀ MÁY

6.1. CÁC LOẠI MẪU PHIẾU CÔNG TÁC.

- Phiếu công tác là giấy cho phép đơn vị công tác làm việc với thiết bị điện và

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật an toàn (nghề vận hành nhà máy thủy điện) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)