- Sau khi ép 4kg đậu phộng đã bóc vỏ thu được khoảng 1,6 lít dầu trong thời gian 68 phút.
4.2.2 Nhận xét
- Dầu ép ra ít hơn so với yêu cầu ban đầu là 1,8 lít. Thấp hơn 0,2 lít.
- Thời gian ép nhiều hơn so với yêu cầu ban đầu là 60 phút. Nhiều hơn 8 phút - Bã đậu tách riêng biệt với dầu không bị lẫn vào dầu tuy nhiên vẫn còn một lượng
dầu nhỏ trong bã chưa thể ép kiệt. - Máy hoạt động êm ái, độ ồn thấp.
- Kích thước máy nhỏ gọn, đạt kích thước như ban đầu là chiều dài < 55cm, chiều rộng < 25cm, chiều cao không bao gồm phễu < 30cm.
- Vỏ máy cứng vững không rung lắc trong quá trình sử dụng. - Gia nhiệt xy lanh truyền nhiệt ổn định.
4.3 Những lưu ý khi sử dụng máy và bảo dưỡng máy 4.3.1 Lưu ý
- Đặt máy cân bằng, tránh nghiêng, lệch.
- Cần phải bật gia nhiệt 5 phút trước khi cho nguyên liệu vào vận hành.
- Trong quá trình máy vận hành, tuyệt đối không được chạm tay trục tiếp vào các bộ phận của máy tránh bị bỏng.
- Nếu bị kẹt trong quá trình ép, trục vít không chuyển động, hãy chọn chức năng vận hành ngược.
- Sau khi ép xong, hãy để máy chạy không tải khoảng 2 -3 phút, để bã của nguyên liệu được đẩy ra ngoài. ( Mục đích là để dễ lấy trục vít ra, tiện cho quá trình vệ sinh máy).
4.3.2 Bảo dưỡng
- Phải thường xuyên bảo quản và vệ sinh máy để máy luôn hoạt động ổn định, bền bỉ, tuổi thọ cao.
- Sau khi máy hoạt động xong, cần rút phích ra khỏi nguồn điện và phải đợi cho máy nguội hẳn rồi mới bắt đầu vệ sinh (để tránh bị bỏng), tiến hành vệ sinh buồng ép và trục vít với nước, rồi lao lại bằng khăn sạch và lắp lại. Dùng khăn sạch lau lại vỏ máy ( do quá trình ép không tránh khỏi những vươn vãi văng ra ). - Nếu lâu ngày không sử dụng máy, cần phải đề máy ở nơi thoáng mát, tránh
nguồn điện bị ẩm, hư hỏng.
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Máy đáp ứng tương đối với yêu cầu mà nhóm tự đề ra ban đầu, tuy có chênh lệch nhưng lượng chênh lệch không nhiều
5.2 Kiến nghị
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn vì sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19 năm 2020 - 2021 và sự hiểu biết của nhóm nên nhóm chỉ có thể tính toán thiết kế và chế tạo đến đây. Nhóm xin góp ý cho những nhóm khác như sau:
- Tài liệu tham khảo hiện tại của nhóm tìm được là tương đối cũ dẫn đến một số vấn đề trong tài liệu còn mơ hồ, nên các nhóm khác hãy tìm tài liệu chi tiết hơn, và mới nhất có thể.
- Máy mà nhóm chế tạo chưa thể ép kiệt quệ được đậu, dẫn đến vẫn còn một lượng dầu trong phần bã, các nhóm khác hãy tính toán tối ưu hơn về phần này. - Xã hội ngày càng phát triển, đi kèm là sự phát triển của khoa học và kĩ thuật,
ảnh hưởng ít nhiều đến sự tối ưu và chính xác trong các phần mềm thiết kế. Cho nên hãy sử dụng phần mềm thiết kế càng mới càng tốt.
Tài liệu tham khảo
[1] PGS. TS. Nguyễn Thọ (2009). Kỹ thuật sản xuất dầu thực vật.
[2] Đại học Đà Nẵng, Trường đại học bách khoa, Khoa Hóa - bộ môn Công nghệ thực phẩm. Giáo án môn học Thiết Bị Thực Phẩm.
[3] Hồ Lê Viên (2003). Các loại máy gia công vật liệu rắn và dẻo tập 2. NXB Khoa học và kỹ thuật.
[4] A. I. Xokolov (1976). Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm. NXB Khoa học và kỹ thuật.
[5] Whitney catalog – Whitney tool company, inc [6] https://vi.wikipedia.org/wiki/Triglixerit [7] https://en.m.wikipedia.org/wiki/Vegetable_oil [8] http://www.trangbang.org.vn/vn/San-Pham/Cay-Co-Dau-Ngan-Ngay/Dau-Phong/ [9] https://www.worldatlas.com/articles/top-peanut-groundnut-consuming- countries.html [10] https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/5-loi-ich-bat-ngo-cua-dau-lac-khong- phai-ai-cung-biet-765136.ldo [11] https://vfo.vn/r/hat-lac-gom-nhung-bo-phan-nao.103812/ [12] https://sites.google.com/site/kysuhodhinhhai/cay-ho-dhau/cay-dhau-phong [13] https://thucphamcongdong.vn/dau-phong-dinh-duong-va-cac-loi-ich-ve-suc-khoe- 1-e-3-18.html [14] http://camnangcaytrong.com/cay-lac-dau-phong-cd9.html [15] http://caroty.com/dau-phong-hat-lac-thanh-phan-dinh-duong-va-nhung-loi-ich- doi-voi-suc-khoe/ [16] https://www.aqua-calc.com/page/density-table/substance/peanuts-coma-and- blank-shelled