Về khả năng cạnh tranh của các mặt hàngthủy sản xuất khẩu Việt

Một phần của tài liệu Luận văn rào cản kĩ thuật của hoa kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của việt nam (download tai tailieutuoi com) (Trang 26 - 27)

thị trường Hoa Kì

Theo báo cáo của Cục khí quyển và Hải dương quốc gia Hoa Kì (NOAA), Hoa Kì nhập khẩu khoảng 84 % lượng thủy sản tiêu dùng trong đó ít nhất ½ là thủy sản nuôi, tuy vậy ngành thủy sản trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 5,7 % nhu cầu tiêu dùng, chính vì vậy Hoa Kì trở thành thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn như hiện nay, khả năng tiêu thụ ở thị trường Hoa Kì giảm nhẹ, tiêu thụ thủy sản theo đầu người của Hoa Kì năm 2009 đạt 7,41kg, giảm 1.7% so với năm 2008.

Mặc dù vậy, xu hướng là ngày càng có nhiều nước tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kì. Hiện nay có đến hơn 40 nước xuất khẩu tôm vào Hoa Kì so với vài nước như trước đây, nhiều nhà xuất khẩu mới xuất khẩu cá vào Hoa Kì như Ecuado, Peru, Srilanka… chính điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là sau khi có phán quyết về mức thuế bán phá giá của Bộ Thương Mại Hoa Kì.

Hiện nay, 2 đối thủ cạnh tranh lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam là Thái Lan và Ấn Độ. Do có ngành công nghiệp chế biến phát triển hơn hẳn Việt Nam, họ đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thủy sản có hàm lượng chế biến cao, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường Hoa Kì.

Bên cạnh đó, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang gặp phải khó khăn trong việc đáp ứng những rào cản kĩ thuật mà tiêu biểu là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa Kì. Trong thời gian qua, có nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam bị các cơ quan kiểm soát chất lượng của Hoa Kì cảnh báo là không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm như nhiễm vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, kháng sinh có hại… Nếu không được xử lý kịp thời thì điều này có thể dẫn đến việc bị áp dụng chế độ kiểm tra nghiêm ngặt hoặc bị hạn chế nhập khẩu.

Như vậy, có thể thấy thời gian qua Việt Nam đã từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kì. Tuy nhiên trong thời gian tới các doanh nghiệp thủy sản cũng như các bộ ngành có liên quan cần kết hợp chặt chẽ, nỗ lực hết mình để có thể vượt qua những khó khăn và thách thức trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn rào cản kĩ thuật của hoa kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của việt nam (download tai tailieutuoi com) (Trang 26 - 27)