Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn thịt nuôi tại trại phạm khắc bộ thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 39)

* Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Phạm Khắc Bộ, em tiến hành thu thập thông tin thông qua sổ sách của trại và Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, kết hợp với theo dõi trực tiếp trên đàn lợn thịt của trại.

* Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn tại trang trại

Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng kỹ sư tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tự sản xuất và phục vụ công tác chăn nuôi. Gồm các loại: 550SF, 551F, 552SF, 552F được sử dụng cho từng tuần tuổi khác nhau của lợn.

Bảng 3.1. Loại thức ăn, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng của lợn thịt sử dụng tại trang trại

Loại thức ăn Giai đoạn phát triển của lợn (tuần tuổi)

Khẩu phần ăn Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn

550SF 4 - 7 tuần tuổi 1,0 kg/con/ngày

- Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 21% - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3300 kcal/kg

551F 7 - 12 tuần tuổi 1,5 kg/con/ngày

- Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 20% - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3200 kcal/kg

552SF 12 - 16 tuần tuổi 1,8 kg/con/ngày

- Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 18% - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3150 kcal/kg

552F 16 - 20 tuần tuổi 2,2 kg/con/ngày

- Độ ẩm (tối đa): 14%

- Protein thô (tối thiểu): 17% - Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 3050 kcal/kg

* Phương pháp phòng bệnh cho đàn lợn - Quy trình vệ sinh, phòng bệnh

+ Buổi sáng: Kiểm tra tổng thể chuồng, ghi nhiệt độ. Đẩy phân, xả máng, quét nền, mạng nhện, cửa sổ, hành lang chuồng. Trong quá trình dọn chuồng nếu phát hiện lợn ốm phải đánh dấu ngay. Đổ cám cho ăn xong rồi điều trị lợn ốm. Phun sát trùng chuồng nuôi trước khi ra khỏi chuồng.

Định kỳ phun thuốc sát trùng quanh khu vực chuồng trại mỗi tuần 3 lần vào các ngày: thứ 2, thứ 4 và thứ 6.

cho lợn ăn, điều trị lợn ốm phát sinh. Ghi cám vào lịch trình, ghi nhiệt độ và phun sát trùng. Điều chỉnh quạt, giàn mát và đèn trước khi ra nghỉ.

Rắc vôi 1 tuần 2 lần quanh chuồng trại và đường vào cổng trại vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.

- Phòng bệnh bằng vắc xin

Quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn thịt luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật và đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn với mục đích tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại Tuần

tuổi

Loại

vắc xin Cách dung

Liều

dùng Phòng bệnh

5 PRRS Tiêm bắp 1ml/con Tai xanh

6 CSF1 Tiêm bắp 1ml/con Dịch tả (lần 1) 7 AD Tiêm bắp 2ml/con Giả dại FMD1 Lở mồm long móng (lần 1) 9 CSF2 Tiêm bắp 2ml/con Dịch tả (lần 2)

11 FMD2 Tiêm bắp 2ml/con Lở mồm long móng (lần 2) - Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như: trạng thái cơ thể, bộ phận mắt, mũi, da, chân của lợn...

- Lợn khỏe:

+ Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích đi lại xung quanh chuồng, ăn uống mạnh.

+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38oC, nhịp thở 8 - 18 lần/phút. + Mũi ướt, không chảy dịch nhày.

+ Lông mượt bóng, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.

+ Phân mềm thành khuôn, không bị táo bón hoặc lỏng. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm. Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

- Lợn ốm:

+ Trạng thái chung: ủ rũ, hay nằm, lười vận động, lông xù, kém ăn hoặc không ăn.

+ Nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 39,5 - 40oC.

+ Lợn bị đau chân, sưng khớp, thường đi lại khó khăn. + Mắt có rỉ , mũi có dịch nhầy chảy ra.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi tại trang trại qua 3 năm 2018- 2020

Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em tiến hành thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại từ năm 2018 đến năm 2020 thông qua sổ sách của trại kết hợp với điều tra số lượng thực tế hiện có. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn tại trại từ năm 2018 - 2020

Đơn vị: con

Loại lợn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Lợn thịt (F1)

(Yorkshine - Landrace) 2290 2376 2393

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại)

Qua bảng 4.1 có thể thấy, tình hình sản xuất của trại Phạm Khắc Bộ khá ổn định và có chiều hướng tăng theo từng năm. Số lượng này đã cho thấy trại có đã có cố gắng đảm bảo các công tác phòng bệnh cũng như chăm sóc tốt để đàn lợn càng ngày càng có xu hướng mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao hơn cho trại.

4.2. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý

đàn lợn

4.2.1. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng

Công tác vệ sinh, phòng bệnh trong chăn nuôi là một khâu quyết định đến sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh đất, nước...

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi, cụ thể như sau:

- Đối với dụng cụ và trang thiết bị mang vào trại:

+ Dụng cụ, đồ dùng mang vào trại đều phải phun sát trùng kỹ, không phun được ta phải xử lý bằng tủ UV và cách ly 48 tiếng trước khi mang vào chuồng nuôi.

+ Điện thoại khi mang vào khu sản xuất phải qua tủ UV và dùng cồn để sát trùng lần 2.

+ Thuốc khi đến cổng trại phải được nhúng qua dung dịch sát trùng virkon S theo tỷ lệ 1/500 và cách ly 30 phút trước khi đem vào trại.

- Phòng bệnh từ xe vận chuyển:

+ Lái xe thay quần áo và dép của trang trại.

+ Mỗi lần nhập cám đều phun sát trùng toàn bộ xe cám bằng virkon S với tỷ lệ 1/500, cách ly 30 phút, cám do chính sinh viên thực tập bốc vào kho. Tiến hành phun sát trùng kho cám và đóng toàn bộ cửa lại rồi bật bóng UV trong 30 phút.

- Phòng bệnh từ gió:

+ Có hệ thống phun sương (phun thuốc sát trùng) ở đầu giàn mát. + Có tường và cây xanh bao quanh trại cao 2 m.

+ Phun vôi, rắc vôi đường đi, khu xung quanh trại vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.

- Phòng bệnh từ con người:

+ 100% sinh viên thực tập sinh hoạt và ngủ tại trang trại.

+ Hàng ngày em tiến hành tắm sát trùng và xịt cồn 70 độ vào tay trước khi vào chuồng, dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng.

+ Sinh viên đến trại thực tập phải cách ly 2 ngày, đồ đạc phải ngâm sát trùng omicide với tỷ lệ 1/3200.

- Phòng bệnh qua con đường thực phẩm:

+ Không mang thịt lợn hoặc các sản phẩm liên quan đến thịt lợn vào trong trang trại.

+ Với các thực phẩm khác nên hạn chế số lần mua mang đến trại.

+ Rau xanh được trồng chính trong trang trại, cung cấp thực phẩm cho sinh viên thực tập và làm tăng khả năng phòng bệnh.

- Một số công tác vệ sinh phòng bệnh khác:

+ Đánh chuột bên trong và bên ngoài khu vực chăn nuôi.

+ Toàn bộ nước sử dụng trong trang trại đều là nước giếng khoan sâu trên 50 m, hoàn toàn không sử dụng nước bên ngoài trại.

+ Rác của trại được cho hết vào thùng đóng kín lại và mang đốt chứ không vứt lung tung, tránh ruồi phát triển.

+ Trang trại đi một loại dép riêng, giày dép của sinh viên mang đến đều được sát trùng và không đi vào khu vực sản xuất.

+ Lợn chết: 100% xử lý trong trại bằng cách: đốt lợn ở hố phân hủy trực tiếp bằng gas đến khi cháy thành than.

+ Sau khi xuất bán hết lợn tiến hành đóng phân vào bao và đem ra ngoài để xử lý.

+ Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, quét nước vôi hành lang trong chuồng.

+ Hạn chế đi lại giữa các chuồng, hạn chế đi ra khỏi trại nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

+ Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng omicide, APA clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/3200. Lịch sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công việc Lần/tuần Số

tuần Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%) Tắm sát trùng 14 22 308 100 Phun sát trùng 4 22 88 100 Rắc vôi 2 22 44 100 Quét mạng nhện 3 22 66 100 Vệ sinh hố bể sát trùng 2 22 44 100

Trong suốt quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng nuôi, quét nền, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng với nhau. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và quét vôi nước ở lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ theo quy định, hạn chế và ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Qua bảng 4.2 cho thấy em đã thực hiện các công việc vệ sinh bên trong trại đạt 100% số lượng công việc được giao. Đảm bảo vệ sinh, góp phần ngăn chặn dịch bệnh có thể sảy ra.

4.2.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt tại trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập em được giao chăm sóc và quản lý đàn lợn thịt với số lượng là 600 con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Số lượng lợn thịt trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại

Đợt nuôi Tháng

theo dõi Số lượng chăm sóc

1 6 600 7 599 8 597 9 597 10 596 2 11 600

Từ bảng 4.3 cho thấy, đàn lợn thịt được phân công chăm sóc, nuôi dưỡng gồm 600 con. Trong 6 tháng nuôi và theo dõi em thấy: ở tháng 7 chết 1 con và tháng 8 chết 2 con, tháng 10 chết 1 con . Như vậy đàn lợn thịt mà em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng có tỷ lệ chết rất thấp. Cả đợt nuôi trong 6 tháng chỉ có 4 con chết.

Sở dĩ có tỷ lệ lợn thịt chết ít là do trại có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh rất nghiêm ngặt. Khi phát hiện lợn mắc bệnh thì tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời nên tỷ lệ đàn lợn thịt nuôi tại trại có số lượng lợn thịt chết ít.

Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại áp dụng quy trình “cùng ra - cùng vào”. Chuồng trại sẽ được để trống 14 - 25 ngày để tẩy rửa, khử trùng, quét vôi và xông formol 37% trước khi nhập lứa lợn mới.

Quy trình này có tác dụng vệ sinh, phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất bán lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác.

Công việc hàng ngày chúng em đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt: kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng, không có nước cho lợn uống. Hàng ngày, tiến hành vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn lợn.

Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại được trình bày ở bảng 4.4 dưới đây.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt Công việc Lần /tuần Số tuần Kế hoạch thực hiện (số lần) Kết quả thực hiện (số lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)

Điều chỉnh môi trường

trong chuồng nuôi 28 22 616 616 100

Vệ sinh chuồng nuôi 14 22 308 308 100

Cho lợn ăn hàng ngày 14 22 308 308 100

Qua bảng trên cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Em cũng đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao.

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất, chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành điều chỉnh nhiệt

độ trong chuồng bằng hệ thống giàn mát và quạt gió, dùng bóng điện úm vào mùa đông và giàn mát vào mùa hè sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất; bên cạnh đó trại cũng tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng) để có kế hoạch điều trị và phương pháp chăm sóc phù hợp nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn

4.3. Kết quả công tác thú y

4.3.1. Kết quả thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng bệnh

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình.

Tuân thủ theo đúng lịch tiêm phòng, em đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn được giao chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại Nội dung công việc Số lượng

(con)

An toàn

Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

Tai xanh 600 600 100

Dịch tả (lần 1) 599 599 100

Giả dại+ Lở mồm long

móng (lần 1) 598 598 100

Dịch tả (lần 2) 596 596 100

Lở mồm long móng (lần 2) 596 596 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, em đã trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin cho 600 con lợn thịt nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số lợn đều được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của trại, sau khi tiêm không có biểu hiện bất thường nào hay phản ứng lại với vắc xin. Qua quá trình thực hiện tiêm phòng, em đã nâng cao được nhận thức về ý nghĩa của

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn thịt nuôi tại trại phạm khắc bộ thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)