Kết quả thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn thịt nuôi tại trại phạm khắc bộ thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 49)

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình.

Tuân thủ theo đúng lịch tiêm phòng, em đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn được giao chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại Nội dung công việc Số lượng

(con)

An toàn

Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

Tai xanh 600 600 100

Dịch tả (lần 1) 599 599 100

Giả dại+ Lở mồm long

móng (lần 1) 598 598 100

Dịch tả (lần 2) 596 596 100

Lở mồm long móng (lần 2) 596 596 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, em đã trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin cho 600 con lợn thịt nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số lợn đều được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của trại, sau khi tiêm không có biểu hiện bất thường nào hay phản ứng lại với vắc xin. Qua quá trình thực hiện tiêm phòng, em đã nâng cao được nhận thức về ý nghĩa của công tác phòng bệnh cũng như nắm vững tay nghề hơn.

4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên lợn thịt tại trại

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, chúng em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với kỹ sư và chủ trang trại. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện chuẩn được nhanh và chính xác, từ đó có thể đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật và chủ trang trại tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng, để phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường và sử dụng thuốc điều trị kịp thời.

4.3.2.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp trên đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Đợt nuôi Tháng theo dõi Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Phác đồ điều trị Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 1 6 600 5 0,83 Thuốc tylosin 1ml\10kg thể trọng. Điều trị trong 3-5 ngày liên tục 5 5 100 7 599 3 0,50 3 2 66,66 8 597 10 1,67 10 9 90 9 597 6 1,00 6 5 83,33 10 596 2 0,33 2 2 100 2 11 600 12 2,0 12 12 100

Kết quả bảng 4.6. cho thấy, tháng 11 có tỷ lệ lợn mắc bệnh hô hấp cao hơn so với các tháng khác. Nguyên nhân: do thời tiết tháng 11 có nhiều bất lợi,

có nhiều đợt mưa rét kéo dài kết hợp với độ ẩm trong không khí cao, mật độ lợn trong ô chuồng nuôi lớn…tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm vào chuồng.

Nhờ sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư và chủ trại, em đã phát hiện được 38 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và sử dụng thuốc điều trị là thuốc tylosin 1ml\10kg thể trọng điều trị trong 3-5 ngày liên tục.

Trong chăn nuôi, để hạn chế thiệt hại do bệnh viêm đường hô hấp gây ra thì điều quan trọng là phải hạn chế được tỷ lệ lợn mắc bệnh. Ngoài việc sử dụng các loại kháng sinh mẫn cảm nhất với các vi khuẩn đường hô hấp thì cần phải có một quy trình vệ sinh phòng bệnh đảm bảo tối thiểu sự lây lan mầm bệnh và cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung thêm chất điện giải để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

4.3.2.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Đợt nuôi Tháng theo dõi (tháng) Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Thuốc sử dụng điều trị Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 1 6 600 13 2,16 Thuốc norflox P 1 g/60 kg TT (trộn thức ăn) 13 11 84,62 7 599 7 1,16 7 6 85,71 8 597 3 0,50 3 3 100 9 597 3 0,50 3 3 100 10 596 10 1,67 10 9 90,00 2 11 600 19 3,16 19 19 100

Trong suốt quá trình thực tập em đã tiến hành theo dõi, phát hiện và điều trị cho 55 con lợn có biểu hiện bệnh tiêu chảy. Kết quả của quá trình điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.7.

Qua bảng 4.7 cho thấy: em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt trong thời gian thực tập tại trang trại. Điều trị đạt được kết quả như sau:

+ Đợt nuôi 1: tỷ lệ khỏi bệnh đạt từ 84,62 – 100% + Đợt nuôi 2: tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%

Trong đó, số lợn mắc hội chứng tiêu chảy nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 10, số lợn mắc bệnh ít nhất là tháng 8 chỉ với 3 con. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh thấp nhất của hội chứng tiêu chảy là tháng 8 với tỷ lệ 84,62%. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao nhất vào các tháng 9 với tỷ lệ 100%. Nguyên nhân tháng 6 và tháng 10 có nhiều lợn mắc hội chứng tiêu chảy là do lợn con còn nhỏ, mới nhập về trại, đang trong quá trình tập ăn và thích nghi với môi trường mới, lúc này hệ tiêu hóa đang yếu chưa hấp thu triệt để được dinh dưỡng, những yếu tố như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm,… dinh dưỡng là những yếu tố có thể làm cho lợn con dễ mắc bệnh).

Từ kết quả đã theo dõi em có một số nhận xét sơ bộ như sau: hội chứng tiêu chảy xảy ra đối với lợn con ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể chúng, thông qua các triệu chứng lâm sàng chung mà em đã trực tiếp quan sát, theo dõi và phát hiện được trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại trang trại chăn nuôi lợn Phạm Khắc Bộ. Khi lợn bị bệnh tiêu chảy ở thể nhẹ hoặc mới chớm xuất hiện bệnh thì thấy lợn có triệu chứng: giảm ăn hoặc bỏ ăn, lợn gầy yếu, lông xù, ỉa chảy. Khi lợn bị bệnh tiêu chảy ở thể nặng thì triệu chứng lâm sàng được thể hiện rất rõ rệt: lợn bị gầy yếu, còi cọc, lông xù, lợn ủ rũ, đi xiêu vẹo và xuất hiện phân dính bết nhiều ở quanh hậu môn, mùi thối khắmnếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến chết.

4.3.2.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Đợt nuôi Tháng theo dõi Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Thuốc sử dụng điều trị Số con được điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 1 6 600 1 0,17 Thuốc amoxinject LA 1 ml/15 kg TT, tiêm bắp, tiêm cách 1 ngày tiêm 1 lần 2 2 100 7 599 1 0,17 3 3 100 8 597 2 0,33 1 1 100 9 597 4 0,68 4 4 100 10 596 5 0,83 5 5 100 2 11 600 1 0,17 1 1 100

Qua bảng 4.8 cho thấy: em đã được tham gia trực tiếp vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại, em đã phát hiện được 14 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng thuốc điều trị: amoxinject LA với liều 1 ml/15 kg TT, tiêm bắp và tiêm cách ngày. Kết quả tỷ lệ lợn khỏi bệnh là rất cao với hiệu lực điều trị là 100%.

4.4. Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau khi xuất

Khi đến thời gian xuất lợn, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam có kế hoạch xuất bán lợn và thông báo chủ trang trại để chuẩn bị người đuổi và bắt lợn.

Khi xe vào trại phải được sát trùng sạch sẽ ở cổng và cách ly 30 phút theo quy định, người mua lợn phải tắm sát trùng, mặc quần áo của trại rồi mới

vào khu vực xuất lợn, sau khi xuất lợn bộ phận bên ngoài tiến hành phun sát trùng, dọn phân khu vực cân lợn và không trở lại chuồng, người trong chuồng phun sát trùng chuồng nuôi rồi mới ra ngoài nghỉ ngơi. Khi về tắm sát trùng đồng thời ngâm quần áo lao động vào nước sát trùng omicide với tỷ lệ 1/3200.

4.4.1. Xuất lợn

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp 4 lần xuất lợn ở 2 chuồng. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước sau:

- Chia tổ thành 2 nhóm: nhóm trong và ngoài chuồng, tuyệt đối nhóm ngoài chuồng khi tiếp xúc với xe nhập lợn không được trở lại chuồng nếu không trở về tắm sát trùng và cách ly ít nhất 2 tiếng.

- Đuổi lần lượt lợn từ trong chuồng nuôi qua cầu cân và lên xe chuyên trở. - Khi đuổi phải đuổi lần lượt từ 7 - 8 con một lượt theo khối lượng khách yêu cầu.

- Cân từng con, ghi số liệu vào phiếu cân.

- Sau khi xuất lợn xong phải thu dọn phân, quét dọn sạch sẽ, quét vôi cầu cân và khu vực xuất lợn, đường đuổi lợn.

- Bộ phận phía ngoài, khi bán xuất lợn tiến hành phun sát trùng quanh khu vực đậu xe, khi xuất hết lợn cũng tiến hành thao tác phun sát trùng quanh khu vực. Khi trở về tắm sát trùng ngâm quần áo vào nước sát trùng 2 - 3h sau đó mới tiến hành giặt sạch bằng xà phòng.

Kết quả thực hiện công việc xuất lợn được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại

Đợt xuất Số lợn xuất

(con)

Khối lượng trung bình/con lợn được xuất bán (kg)

1 550 108.5

2 46 112.0

Bảng 4.9 cho thấy, em đã trực tiếp tham gia 2 lần xuất lợn với tổng số 596 con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 110 kg/con.

4.4.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân.

+ Rắc vôi và phun sát trùng khu vực quanh trại. + Quét vôi toàn bộ tường rào quanh trại.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại.

+ Đóng phân ở khu vực bể biogas rồi đem ra ngoài.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng. + Xả xút (để 2 ngày sau mới rửa sạch)

+ Cọ rửa sạch sẽ: trần chống nóng, giàn mát, quạt (che chắn củ mô tơ bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng, hành lang và cống thoát nước trong chuồng. Phun sát trùng hàng ngày

+ Xử lý tường, nền chuồng, song sắt, máng ăn bằng nhiệt (sử dụng bình gas để khò).

+ Đóng hết cửa sổ, dùng bạt che chắn giàn mát và quạt. Tiến hành xông formol 37% trong vòng 1 tuần.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không. + Kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt, trần.

+ Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoặc thay mới.

4.5. Nhập lợn và vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn

Trong thời gian thực tập, em đã được tham gia trực tiếp vào 2 lần nhập lợn. Quá trình nhập lợn được thực hiện gồm các bước sau:

- Vệ sinh quét lại nền chuồng các ô 1 lần để tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến lợn con. Phun sát trùng toàn bộ chuồng nuôi bằng thuốc omicide với tỉ lệ 1/3200.

- Chuẩn bị 4 ván gỗ kích thước 1,2 m × 1 m để chắn các cửa để lùa lợn nhập vào đúng ô muốn nhốt.

- Chuẩn bị đá nhỏ cài núm uống để cho lợn con biết vị trí uống nước. - Thắp sẵn bóng úm ở các ô chuẩn bị đưa lợn vào trước 2 tiếng, điều chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn dây điện và bóng điện.

- Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt.

- Khi lợn nhập về hành lang đuổi khéo từ từ dùng ván chắn vào vị trí ô lớn trên đầu rồi tiến hành lọc lợn theo đúng kích cỡ.

- Rắc chút cám vào mép cửa chuồng, lồng úm để rèn luyện cách ăn cho lợn con và nhận biết vị trí ăn không vệ sinh tại cửa chuồng.

Kết quả thực hiện công việc nhập lợn được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện nhập lợn tại trại Đợt nhập Lần nhập Số lợn nhập

(con)

Khối lượng trung bình/con lợn nhập về (kg)

Đợt 2 1 300 5,7

2 300 6,2

Tổng 600 5,95

Kết quả bảng 4.10 cho thấy: trong tháng 05, chuồng nuôi số 2 đã nhập 600 con lợn với khối lượng trung bình là 5,95 kg/con. Em được luân chuyển vị trí tham gia đầy đủ các bước trong quá trình nhập lợn, thực hiện đầy đủ trong quá trình chuẩn bị dụng cụ, làm đúng các khâu vệ sinh khi được phân công ở nhóm ở tại chuồng.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại lợn Phạm Khắc Bộ, em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt, giúp em củng cố và hệ thống hoá những kiến thức đã học, đồng thời giúp cho em làm quen với thực tế sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Những công việc em đã được học và đạt được như sau:

- Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn

+ Thực hiện vệ sinh máng ăn, hành lang chuồng trại, kiểm tra hệ thống nước uống, chăm sóc đến khi xuất bán 596 lợn thịt đạt trọng lượng trung bình 110 kg/con.

+ Trực tiếp bổ sung chất điện giải, thuốc hạ sốt vào quy trình pha nhỏ giọt trong 3 tháng, cho lợn ăn tự do tại máng ăn tự động loại thức ăn 550P, 550SF, 551F, 552SF.

- Về công tác phòng bệnh

+ Thực hiện 66 lần phun sát trùng quanh khu vực trại, 44 lần rắc vôi khử trùng, lau kính 44 lần, vệ sinh hố sát trùng 22 lần, quét mạng nhện 66 lần và tắm sát trùng hơn 300 lần.

- Về công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

+ Kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao. + Chẩn đoán, phát hiện được 45 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và sử dụng thuốc điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh trung bình đạt 94,65%.

+ Chẩn đoán, phát hiện được 55 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng thuốc điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh trung bình đạt 94,24%.

+ Chẩn đoán, phát hiện được 14 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng thuốc điều trị. Tỷ lệ khỏi đạt 100%.

5.2. Kiến nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, viêm khớp.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn thịt nuôi tại trại phạm khắc bộ thị xã mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)