0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ANH PHONG (Trang 27 -29 )

6. Ý nghĩa của đề tài

1.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định. Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.

Trên góc độ kinh tế, giá thành sản phẩm là thước đo chi phí và khả năng sinh lời vì giá thành là căn cứ để xác định giá bán. Với các doanh nghiệp xây lắp giá bán là không đổi nên giá thành sản phẩm và lợi nhuận tỷ lệ nghịch với nhau. Trên góc độ doanh nghiệp, giá thành sản phẩm càng thấp thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Do vậy, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu quan trọng của tất cả các doanh nghiệp xây lắp.

Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân chia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giá thành. Trong sản xuất xây lắp cần phân loại giá thành xây lắp như sau:

- Giá thành dự toán: là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán. Giá thành được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức quản lý, về hao phí lao động vật tư … cho từng loại công trình hoặc công việc nhất định. Giá thành dự toán có tính cố định tương đối và mang tính chất xã hội.

Giá thành dự toán =

Khối lượng công tác xây lắp theo định mức kinh tế kỹ thuật

do nhà nước quy định X

Đơn giá xây lắp do nhà nước ban hành theo từng khu vực thi công và các chi

phí khác theo định mức

Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định. Căn cứ

vào giá thành dự toán và căn cứ vào điều kiện cụ thể, năng lực thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, doanh nghiệp tự xây dựng những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết để thi công công trình trong một kỳ kế hoạch. Như vậy, giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các doanh nghiệp xây lắp tự phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch.

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Lãi do hạ giá thành + Chênh lệch so với dự toán

Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và công nghệ... để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm thực tế cũng là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước cũng như với các bên liên quan, là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được. Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp.

So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho thấy mức độ hạ giá thành kế hoạch của DN.

So sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán, phản ánh chỉ tiêu tích luỹ của doanh nghiệp, từ đó có thể dự định khả năng của DN trong năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ANH PHONG (Trang 27 -29 )

×