6. Kết cấu luận văn
3.2.3 Tăng cường công tác xử lý nợ
Tăng cường công tác trích lập dự phòng rủi ro và xử lý tài sản đảm bảo:
Trong trường hợp khi các phương pháp tài trợ rủi ro khác chưa phát huy hiệu quả thì sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vẫn là công cụ được Ngân hàng sử dụng làm giảm thiểu RRTD trong Ngân hàng. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc ngân hàng cho vay hạch toán chuyển những rủi ro từ nội bảng ra ngoại bảng. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo Quyết định số 493/QĐ/NHNN và sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN.
Hàng quý, phòng Quản lý rủi ro căn cứ vào hệ thống chấm điểm tín dụng, dựa vào báo cáo CIC, căn cứ vào tình trạng các khoản vay tại Vietcombank Bắc Ninh sẽ tiến hành phần loại nợ và trình Ban giám đốc về số trích lập dự phòng dự kiến. Ban giám đốc xem xét và tiến hành trích lập dự phòng theo đúng quy định. Vietcombank Bắc Ninh cần đánh giá thường xuyên và phân loại nợ chính xác trên toàn hệ thống. Có quy định cụ thể; có chế tài đảm bảo các chi nhánh phải thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định cũng như kiểm tra, rà soát thường xuyên việc trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tại các đơn vị trực thuộc đảm bảo nguồn xử lý rủi ro tín dụng giúp hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống diễn ra bình thường trong trường hợp xảy ra rủi ro
Mua bảo hiểm tiền vay Bảo hiểm tín dụng: Là biện pháp rất an toàn, hiệu quả
cao, đây là biện pháp giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra. Có hai hình thức mua bảo hiểm tiền vay mà Vietcombank Bắc Ninh có thể thực hiện là:
Một là, Vietcombank Bắc Ninh yêu cầu khách hàng vay thực hiện mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt quá trình vay đối với tài sản bảo đảm dễ xảy ra rủi ro làm giảm giá trị TSBĐ (Ví dụ: TSBĐ là tô, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hóa, bất động sản có công trình xây dựng trên đất có giá trị cao). Đây là biện pháp mà khách hàng chủ động trang bị cho mình một sự bảo đảm khi khách hàng gặp rủi ro. Vietcombank Bắc Ninh yêu cầu toàn bộ khách hàng vay vốn không có tài sản bảo đảm phải thực hiện mua bảo hiểm bảo an tín dụng. Đối với những khách hàng có tài sản đảm bảo, Ngân hàng cũng yêu cầu tối đa khách hàng mua bảo hiểm bảo an tín dụng đối với khoản vay của mình. Tích cực mua bảo hiểm bảo an tín dụng nhằm hạn chế những rủi ro bất khả kháng do các nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng.
Hai là: Vietcombank Bắc Ninh trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp. Đây là hình thức bảo hiểm hay thực chất là ngân hàng san sẻ với các công ty bảo hiểm về những rủi ro mà họ phải gánh.
Khởi kiện: Ngân hàng tiến hành khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền
trong trường hợp:
+ Khoản vay khó đòi, tồn đọng mặc dù ngân hàng đã áp dụng các biện pháp xử lý tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không đạt kết quả.
+ Khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, cố tình chây ỳ việc thu hồi nợ mặc dù ngân hàng đã thực hiện các biện pháp thu nợ thông thường nhưng không có kết quả. Ngân hàng tiến hành các thủ tục khởi kiện khách hàng ra tòa để thu hồi nợ đúng trình tự tố tụng của pháp luật.
Vietcombank Bắc Ninh nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung còn có nhiều biện pháp để xử lý nợ có vấn đề: tăng cường tần suất kiểm tra khách hàng, cắt giảm dần dư nợ đối với khách hàng có tiềm ẩn nợ xấu, dừng, cấp tín dụng, miễn
107
giảm lãi, tái cấu trúc khoản vay, yêu cầu bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay… Tuy nhiên, trên thực tế, để ngân hàng có thể thu hồi được các khoản nợ xấu mất rất nhiều nguồn lực, bao gồm cả nhân lực, thời gian và chi phí. Do đó, cần phân bổ nguồn lực, kinh phí phù hợp để đẩy mạnh công tác thu hồi xử lý nợ. Vietcombank Bắc Ninh cần có bộ phận xử lý nợ xấu riêng, tách rời riêng biệt với công tác bán hàng để việc xử lý được khách quan và nhanh chóng hơn.