6. Kết cấu luận văn
1.1.4 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân, chúng ta có thể phân chia ở các nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
Môi trường kinh tế không thuận lợi (chịu tác động của các nhân tố như thay đổi chính sách của Chính Phủ, chỉ số cán cân thanh toán, hoạt động đầu tư nước ngoài, giá trị của đồng bản tệ, lãi suất,...); Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp (chịu sự tác động bởi những thành tựu công nghệ, mức độ cạnh tranh, chính sách của Chính Phủ, những điều luật mới về sở hữu, cầm cố và thế chấp tài sản...hoặc những quy định mới có thể đe dọa sụt ổn tại của doanh nghiệp,...)
Việc biển động của giá cả, đặc biệt là giá cả hàng hóa chủ lực, nguyên nhiên liệu đầu vào như sắt thép, xăng dầu...tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai dự án, đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng và gây ra rủi ro tín dụng. Mặt khác, những diễn biến phức tạp của thị trường hàng hóa, thị trường xuất khẩu, là nguyên nhân tiềm ẩn, chứ đựng rủi ro đối với hoạt động tin dụng.
Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Nguyên nhân bất khả kháng
Những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến khách hàng được cấp tín dụng làm cho họ bị suy giảm hoặc mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng, như: Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hoặc những thay đổi về chính sách vĩ mô (chính sách xuất nhập khẩu, thuế quan…) nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng và Ngân hàng.
Khi những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục đến khách hàng cũng như Ngân hàng, cũng có khi tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho khách hàng. Nhiều khách hàng có khả năng dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn. Có những trường hợp khách hàng bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn gốc và lãi. Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng bị tổn thất bởi
những nguyên nhân bất khả kháng thì đều làm khả năng trả nợ suy giảm thậm chí không còn khả năng trả nợ.
- Nguyên nhân chủ quan từ phía người vay
Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ Ngân hàng, chây ỳ... là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, để đạt được mục đích của mình họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với Ngân hàng, như cung cấp thông tin sai sự thật, mua chuộc... Nhiều khách hàng vay vốn không tính toán kỹ lưỡng, mở rộng đầu tư quá mức, hoặc không có khả năng tính toán kỹ những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục những khó khăn trong kinh doanh. Trường hợp còn lại là khách hàng vay vốn kinh doanh có lãi nhưng vẫn không trả nợ đúng hạn, họ chây ỳ với hy vọng có thể được xoá nợ, sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của NHTM
Ngoài những nguyên nhân thuộc về chủ quan của phía đối tác (khách hàng), những nguyên nhân chủ quan thuộc về Ngân hàng được Uỷ ban Basel (2000) đã thống kê cho thấy, nguồn gốc chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng là mức độ tập trung rủi ro và quy trình cấp tín dụng không lành mạnh.Mức độ tập trung có thể coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong vấn đề rủi ro tín dụng. Rủi ro tập trung tín dụng tồn tại khi mức độ rủi ro tín dụng của một nội dung trong danh mục tín dụng trở nên tương đối lớn so với mức vốn hoặc tài sản của Ngân hàng. Rủi ro tập trung tín dụng không chỉ phụ thuộc vào giá trị tín dụng đã cam kết, mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ mất vốn cao khi xảy ra rủi ro.
Rủi ro tập trung tín dụng gồm hai nhóm chính: Rủi ro tập trung tín dụng thông thường và rủi ro tập trung tín dụng dựa trên các yếu tố rủi ro chung hay tương quan.
Rủi ro tập trung tín dụng thông thường xảy ra khi tín dụng được tập trung quá nhiều vào một khách hàng, nhóm khách hàng, hoặc ngành/lĩnh vực như kinh doanh bất động sản, dầu mỏ, khí đốt. Trong khi đó, rủi ro tập trung tín dụng do sự liên hệ qua lại của các yếu tố rủi ro lại liên quan nhiều đến các yếu tố đặc thù, mà chỉ có thể
15
phát hiện thông qua phân tích như giữa các thị trường mới nổi, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường, các rủi ro này với rủi ro thanh khoản. Điển hình cho loại rủi ro này là cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Mỹ từ cuối năm 2007 đến nay. Trong cuộc khủng hoảng này, sự liên hệ rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng, cũng như giữa rủi ro này với rủi ro thanh khoản, đã tạo ra các khoản lỗ/mất vốn rộng khắp.
Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi tín dụng. Rất nhiều Ngân hàng thấy rằng rất khó thực hiện một quá trình đánh giá tín dụng kỹ càng bởi áp lực cạnh tranh trong Ngân hàng ngày càng tăng. Do áp lực này mà nhiều Ngân hàng có xu hướng dựa vào một số chỉ tiêu đơn giản để cấp tín dụng. Bên cạnh đó, việc không có hệ thống kiểm định và đánh giá các kỹ thuật tín dụng mới cũng đã gây ra nhiều rủi ro, cụ thể:
- Không theo dõi, giám sát thường xuyên khách hàng hoặc tài sản bảo đảm. Điều này làm cho Ngân hàng không có cơ sở đưa ra các biện pháp hành động sớm nhằm ngăn chặn rủi ro.
- Kỹ thuật định giá theo rủi ro kém, tập trung quá nhiều vào điều kiện phi giá (điều kiện tín dụng như hồ sơ, tài chính, tài sản bảo đảm…) Vấn đề này chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng bù đắp của Ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
- Không thận trọng với các thỏa thuận tín dụng có đòn cân nợ cao. Do đó, khi khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh thì khả năng chống đỡ bằng vốn tự có thấp, rủi ro chuyển về phía Ngân hàng.
- Không dự kiến phương án trong trường hợp xấu nhất, làm cho Ngân hàng không có sự chuẩn bị kỹ càng. Trong nhiều trường hợp, việc có một cơ chế hành động rõ ràng, được phổ biến và tập huấn thường xuyên có thể giúp Ngân hàng phản ứng nhanh chóng, kịp thời và do đó có thể vượt qua được những cú sốc bất lợi.