Chọn cấu trúc lấymẫu

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 1 (Trang 57 - 58)

b. Tần số lấymẫu tín hiệu Video thành phần (Component Video Signal):

2.2.3 Chọn cấu trúc lấymẫu

Do đặc thù của tín hiệu hình ảnh có sự tương quan về thời gian và không gian, vấn đề đặt ra lúc này là lựa chọn cấu trúc lấy mẫu nào là có lợi nhất. Mục đích của vấn đề là giảm tối thiểu các hiện tượng viền, bóng, nâng cao độ phân giải của hình ảnh.

Việc lấy mẫu không những phụ thuộc theo thời gian mà còn phụ thuộc vào tọa độ các điểm lấy mẫu . Vị trí các điểm lấy mẫu hay còn gọi là cấu trúc mẫu được xác định theo thời gian, trên các dòng và các mành. Tần số lấy mẫu phù hợp với cấu trúc mẫu sẽ cho phép khôi phục hình ảnh tốt nhất. Do vậy, tần số lấy mẫu và cấu trúc lấy mẫu phải thích hợp theo cả ba chiều t,x,y.

Có ba dạng liên kết vị trí các điểm lấy mẫu được sử dụng cho cấu trúc lấy mẫu tín hiệu video:

PTIT 52

Đối với cấu trúc trực giao, các mẫu trên các dòng kề nhau được sắp xếp thẳng hàng theo chiều đứng. Cấu trúc này là cố định theo cả hai fields của frame.

Cấu trúc quincunx mành:

Đối với cấu trúc quincunx mành, các mẫu trên các dòng kề nhau thuộc một mành xếp thẳng hàng theo chiều đứng. Các mẫu trên các mành khác nhau lệch nhau một nửa chu kỳ lấy mẫu.

Cấu trúc quincunx dòng:

Đối với cấu trúc quincunx dòng, các mẫu trên các dòng kề nhau trong mỗi mành sẽ lệch nhau nửa chu kỳ lấy mẫu. Các mẫu trên mỗi dòng của mành 1 cũng lệch nhau nửa chu kỳ lấy mẫu so với các mẫu thuộc dòng kế tiếp thuộc mành 2.

Cấu trúc trực giao thường được lựa chọn dù có nhược điểm làm giảm độ phân giải vì quincunx mành làm xuất hiện các điểm nhấp nháy, còn cấu trúc quincunx dòng gây méo đường biên.

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 1 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)