Dòng sơ cấp và dòng sơ cấp đóng gó

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 1 (Trang 104 - 105)

M B: Thông tin về acroblock, gồm:

a. Dòng sơ cấp và dòng sơ cấp đóng gó

Phần hệ thống của MPEG mô tả cách thức của dòng số video nén, audio nén và các dòng số liệu khác được ghép chung lại với nhau để tạo ra dòng ghép kênh MPEG. Một số thuật ngữ và các nguyên lý cơ bản của lớp hệ thống MPEG được trình bày dưới đây:

Chương trình (program): Theo ngôn ngữ phát thanh truyền hình, chương trình thường có nghĩa là các tiết mục thông tin, giáo dục, giải trí… được các đài phát lên sóng hàng ngày. Trong ngữ nghĩa của MPEG, thuật ngữ chương trình có nghĩa là một kênh (channel) hay một dịch vụ phát sóng đơn.

Dòng sơ cấp ES (Elementary Stream): Một chương trình gồm một hay nhiều dòng sơ cấp. Chương trình truyền hình thông thường bao gồm ba dòng sơ cấp: dòng video, dòng audio và dòng số liệu teletext.

Tín hiệu Audio, Video sau khi được nén MPEG có dạng một dòng sơ cấp với chiều dài tùy ý và chỉ chứa những thông tin cần thiết để có thể khôi phục lại âm thanh và hình ảnh ban đầu.

Các bộ mã hóa đòi hỏi tín hiệu đầu vào theo chuẩn REC601 đối với Video, tuy nhiên thiết bị mã hóa MPEG-2 trên thực tế thường bao gồm cả mạch số hóa tín hiệu Video tương tự

PTIT 99

(biến đổi A/D). Tương tự, tín hiệu Audio đầu vào phải theo chuẩn AES/EBU hoặc mạch mã hóa phải bao gồm các bộ biến đổi A/D.

Dòng sơ cấp về cơ bản là tín hiệu gốc tại đầu ra của một bộ mã hóa và chứa những thông tin cần thiết để giúp bộ giải mã tái tạo lại hình ảnh và âm thanh ban đầu

Hình 3.36 : Dòng sơ cấp (ES)

Dòng sơ cấp đóng gói (Packetized Elementary Stream – PES)

Để có thể truyền với tốc độ tin cậy cao, dòng dữ liệu sơ cấp được chia thành các gói nhỏ có kích thước phù hợp tạo nên dòng dữ liệu cơ sở đóng gói.

Hình 3.37 : Dòng cơ sở đóng gói (PES)

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 1 (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)