Bộ giải mã tín hiệu màu PAL

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 1 (Trang 37 - 39)

Sơ đồ khối quá trình giải mã tín hiệu PAL được vẽ trên hình 1.31. Các dải biên tín hiệu màu được tách ra nhờ bộ lọc thông dải và đưa vào hai bộ giải điều chế và đưa vào bộ tách tín hiệu đồng bộ màu. Tín hiệu đồng bộ màu được điều khiển bằng một khoá màu lấy từ tín hiệu đồng bộ dòng. Đầu ra của tín hiệu này dùng để đồng bộ bộ tạo sóng mang phụ.

32

Đầu ra bộ lọc thông thấp đưa vào bộ trễ 1TH và các bộ cộng, trừ. Tín hiệu tại đầu ra của bộ cộng chứa các biên của U. Tín hiệu tại đầu ra của bộ trừ lần lượt là các biên của tín hiệu ±V. Hai tín hiệu này được đưa vào hai bộ tách song đồng bộ. Pha của sóng mang phụ đưa vào bộ tách sóng U là không đổi. Pha của sóng mang phụ đưa vào bộ tách sóng V biến đổi lần lượt ±900

theo từng dòng.

Các tín hiệu hiệu màu sau tách sóng và tín hiệu chói sau bộ trễ được đưa vào ma trận để tạo lại tín hiệu màu cơ bản ban đầu. Có thể nhận thấy, độ phân giải màu theo chiều dọc ở hệ PAL bằng một nửa độ phân giải của thông tin chói.

Chi tiết phần xử lý màu thường gặp trong các máy thu hình PAL như hình 1.32.

 Lọc 4,43: Lọc tách lấy tín hiệu sắc C và Burst từ tín hiệu video tổng hợp màu PAL.

 KĐ sắc: KĐ chọn lọc tín hiệu sắc C.

 Trễ 1 dòng: Làm trễ tín hiệu sắc C lại 64 s, tương đương với 1 dòng quét.

 Mạch cộng và mạch trừ: Cộng và trừ tín hiệu sắc trực tiếp và tín hiệu sắc trễ 1 dòng để tạo ra 2 tín hiệu +2CU và ±2CV.

 Tách sóng B-Y: nhận tín hiệu +2CU và dao động 4,43MHz, pha 0o để tách sóng ra tín hiệu B-Y.

 Tách sóng R-Y: nhận tín hiệu ±2CV (đảopha theo từng dòng) và dao động 4,43MHz, pha ±90o (đảo pha theo từng dòng) để tách sóng ra tín hiệu R-Y.

 Cổng lóe: Nhờ vào xung dòng để tách riêng Burst.

 ACC và triệt màu: Tự động điều chỉnh độ KĐ của mạch KĐ sắc để tự động chỉnh độ bão hòa màu (nếu đúng hệ) hoặc tắt mạch KĐ sắc (nếu sai hệ).

 VCO 4,43: tạo ra dao động 4,43MHz đồng bộ với Burst.

 So pha: so sánh tần số và pha của dao động 4,43MHz với Burst để tạo điện áp APC tự động đồng bộ tần số và pha của dao động 4,43MHz theo Burst.

Ma trận E’R E’G E’B Trễ Khuếch đại Y Giải điều chế V Giải điều chế U + - Lọc thông dải Trễ 1TH Tách đồng bộ Tạo khóa màu Tạo tín hiệu đồng bộ PLL 4,43MHz Tách 7,8kHz Dịch 900 E’Y E’V E’U Tín hiệu video tổng hợp

33

 Các mạch +90o

, -90o: các mạch dời pha tương ứng +90o , -90o.

 Flip Flop: Nhận xung ngang tần số fH để tạo ra xung đảo vị trí công tắc PAL có dạng xung hình chữ nhật, tần số fH / 2.

 PAL SW: công tắc PAL, đảo vị trí theo từng dòng quét để cung cấp đúng pha +90o , -90o của dao động 4,43MHz cho mạch tách sóng R-Y.

 Mạch tách dòng: dựa vào pha của Burst để nhận biết dòng đang truyền có CV(90o) hay CV(-90o), từ đó tạo điện áp sửa sai (nếu cần) để chỉnh lại vị trí công tắc PAL thông qua mạch Flip Flop.

Hình 1.32: Chi tiết phần xử lý màu trong máy thu hình PAL

1.3.10 Hệ truyền hình màu SECAM

Hệ truyền hình màu SECAM là hệ truyền hình màu đồng thời- lần lượt. Sau nhiều năm hoàn thiện, năm 1967, hệ này có tên SECAM IIIB hay còn gọi là SECAM tối ưu. Hệ SECAM IIIB có tính chống nhiễu tương đối cao, kém nhạy với méo pha, méo pha- visai, méo biên độ- visai.

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 1 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)