Rà soát hợp đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng Đảm bảo chất lượng phần mềm: Phần 1 (Trang 50 - 53)

- Những mục đích của công việc rà soát bản dự thảo đề xuất

Mục đích của việc rà soát bản dự thảo đề xuất là để đảm bảo rằng những hoạt động sau được thực hiện một cách thỏa đáng.

1) Những yêu cầu của khách hàng đã được giải thích chi tiết và có chú giải

Những tài liệu yêu cầu đề xuất (RFP) và những tài liệu công nghệ tương tự có thể quá chung chung và mơ hồ cho những mục tiêu của dự án. Kết quả là có nhiều chi tiết cần được thêm vào từ khách hàng. Việc giải thích chi tiết những yêu cầu mập mờ và những cập nhật của chúng nên được ghi lại trong một tài liệu riêng biệt đã được sự chấp nhận của cả khách hàng và công ti phần mềm.

2) Lựa chọn những phương pháp thực hiện dự án đã được kiểm tra.

Thông thường, những lựa chọn có triển vọng và phù hợp mà trên đó thể hiện một đề xuất thì đã được xem xét đầy đủ (nếu tất cả) bởi đội đề xuất. Điều kiện này đặc biệt

muốn đề cập đến việc hoàn thành thay thế bao gồm tái sử dụng phần mềm, và những quan hệ đối tác hoặc là thầu lại với những công ti mà có hiểu biết chuyên môn hoặc nhân viên có chuyên môn có thể đảm bảo những điều khoản của đề xuất

3) Những khía cạnh hình thức của mối quan hệ giữa khách hàng và công ti phần mềm phải được ghi rõ.

Đề xuất nên định nghĩa những thủ tục bao gồm:

• Sự giao tiếp với khách hàng và những kênh giao diện

• Việc chuyển giao dự án và tiêu chuẩn được chấp nhận

• Tiến trình phê chuẩn pha hình thức

• Phương thức tiếp theo khách hàng thiết kế và kiểm tra

• Thủ tục khách hàng thay đổi yêu cầu 4) Xác định những rủi ro khi phát triển

Những rủi ro khi phát triển, như không đủ kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ của dự án hoặc cách sử dụng những công cụ phát triển yêu cầu, cần được xác định và giải quyết.

5) Ước lượng đầy đủ những tài nguyên và thời gian biểu của dự án

Việc ước lượng tài nguyên đề cập đến đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và ngân sách của dự án, bao gồm cả chi phí cho các nhà thầu con. Việc ước lượng thời gian nên đưa vào những yêu cầu về thời gian của tất cả những bên tham gia vào dự án.

Lưu ý

Trong một vài tình huống, một nhà cung cấp cố ý đề nghị cung cấp một chi phí thấp, xem xét các yếu tố như tiềm năng bán hàng. Trong trường hợp này, khi mà đề xuất dựa trên ước lượng thực tế của thời gian, ngân sách và khả năng chuyên môn, những tổn thất phát sinh được coi là một mất mát có thể tính được, không phải là một hợp đồng thất bại

6) Kiểm tra năng lực của công ti đối với dự án.

Việc kiểm tra này nên xem xét đến năng lực chuyên môn cũng như là khả năng sẵn sàng của những thành viên trong đội được yêu cầu và những khả năng phát triển trong thời gian đã được lập lịch.

Việc kiểm tra này đề cập đến khả năng tài chính và tổ chức của khách hàng, như tuyển dụng và đào tạo nhân sự, cài đặt phần cứng yêu cầu và nâng cấp các thiết bị liên lạc. 8) Định nghĩa đối tác và nhà thầu phụ tham gia

Điều này bao gồm các vấn đề bảo đảm chất lượng, lịch trình thanh toán, phân phối thu nhập, lợi nhuận của dự án, và hợp tác giữa quản lý dự án và các đội.

9) Định nghĩa và bảo vệ quyển sở hữu.

Yếu tố này có tầm quan trọng trong trường hợp tái sử dụng phần mềm, khi việc có thêm một gói mới vào hoặc có tái sử dụng phần mềm hiện nay trong tương lai hay không cần phải được quyết định. Nó cũng đề cập đến việc sử dụng các file độc quyền của các dữ liệu quan trọng cho hoạt động của hệ thống và các biện pháp an ninh.

Những mục tiêu của rà soát lại bản dự thảo đề xuất được tổng kết trong bảng sau: Những mục tiêu của việc rà soát bản dự thảo đề xuất

9 mục tiêu của việc rà soát bản dự thảo đề xuât đảm bảo rằng những hành động sau đây được thực hiện một cách thỏa đáng:

1. Những yêu cầu của khách hàng đã được giải thích chi tiết và có chú giải 2. Lựa chọn những phương pháp thực hiện dự án đã được kiểm tra

3. Những khía cạnh hình thức của mối quan hệ giữa khách hàng và công ti phần mềm phải được ghi rõ

4. Xác định những rủi ro khi phát triển

5. Ước lượng đầy đủ những tài nguyên và thời gian biểu của dự án 6. Kiểm tra năng lực của công ti đối với dự án

7. Kiểm tra năng lực của khách hàng để đáp ứng những yêu cầu của mình 8. Định nghĩa đối tác và nhà thầu phụ tham gia

9. Định nghĩa và bảo vệ quyển sở hữu

- Những mục tiêu của rà soát dự thảo hợp đồng.

Những mục tiêu của việc rà soát bản dự thảo hợp đồng để đảm bảo rằng những hoạt động sau đây được thực hiện một cách thỏa đáng:

2) Tất cả những thỏa thuận đạt được giữa các khách hàng và công ty phải được giải thích đầy đủ và chính xác trong hợp đồng và phụ lục của nó. Những hiểu biết này được dùng để giải quyết tất cả các vấn đề chưa rõ ràng và khác biệt giữa khách hàng và công ty mà đã được đưa ra cho đến nay

3) Không có sự thay đổi, bổ sung, hoặc thiếu sót nào không được thảo luận và sự thoả thuận nên được đưa vào dự thảo hợp đồng. Việc thay đổi, dù cố ý hay không, có thể dẫn đến sự bổ sung đáng kể và những nhiệm vụ bất ngờ trong một bộ phận của nhà cung cấp.

Những mục tiêu của việc rà soát lại dự thảo hợp đồng có thể được tổng kết trong bảng 5.2

Những mục tiêu của việc rà soát dự thảo hợp đồng

Ba mục tiêu của việc rà soát dự thảo hợp đồng nhằm đảm bảo những hoạt động sau đây được thực hiện một cách thỏa đáng:

1) Không có vấn đề chưa rõ ràng nào vẫn còn lại trong dự thảo hợp đồng

2) Mọi thỏa thuận đã đạt được sau khi xem xét những đề xuất phải được chú giải một cách chính xác

3) Không có sự thay đổi, bổ sung, hoặc thiếu sót đưa vào bản dự thảo hợp đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng Đảm bảo chất lượng phần mềm: Phần 1 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)