Thị trƣờng không bao giờ đứng yên nó liên tục thay đổi. Những thay đổi này là mảnh đất sản sinh cho các sản phẩm và dịch vụ mới, phát triển sản phẩm mới dòng sản phẩm và dịch vụ thƣờng dựa vào trực giác và sự can đảm, nhƣng điều quan trọng là để xác định những phản ánh một nhu cầu thực sự trên thị trƣờng. Thử nghiệm ý tƣởng và sản phẩm là cách thức phù hợp nhất để nhận dạng các lĩnh vực cần phải hành động trong việc phát triển và tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới.
Ngƣời ta thƣờng thử nghiệm sự phát triển mới dựa trên các sản phẩm và dịch vụ đã có sẵn và một vài trƣờng hợp, những ý tƣởng mới đƣợc đem ra phân tích và khám phá, thử nghiệm sản phẩm và khái niệm mới có thể đƣợc thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển, từ ý tƣởng ban đầu đến khi dịch vụ hoặc sản phẩm đã hoàn thành. Sản phẩm của bạn càng đƣợc phát triển và thí nghiệm nhiều, bạn có thể làm sáng tỏ một cách chính xác liệu có một nhu cầu thực sự trong nhóm mục tiêu của bạn hay không.
Thử nghiệm sản phẩm và ý tƣởng làm nổi bật các lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm / bản chất của dịch vụ . Các khía cạnh có thể là:
Hình ảnh Tính năng
Nhận thức về chất lƣợng Thử nghiệm hƣơng vị
Thiết kế trực quan và văn bản Ý định mua hàng
Sự phát triển của Internet đã làm thay đổi cách thức mà các công ty dùng để ra mắt sản phẩm mới, ngoài những đoạn quảng cáo trên truyền hình, còn sử dụng các nhân vật có tầm ảnh hƣởng, làm rò rỉ thông tin cho giới báo chí, blogger, và ngƣời tiêu dùng, sử dụng công nghệ livestream để phát sóng sự kiện ra mắt sản phẩm trên toàn cầu, và dành tặng những món quà độc đáo cho những khách hàng trung thành với nhãn hiệu.
Một vấn đề đặt ra cho các thƣơng hiệu dù ở quy mô nào hoặc thuộc ngành nghề nào khi muốn tiếp cận ngƣời tiêu dùng là khả năng việc ngƣời tiêu dùng chia sẻ ý kiến của mình một cách tự do trên các phƣơng tiện truyền thông xã hội có thể tạo nên những rào cản lớn đối với việc chuyển tải thông điệp về nhãn hiệu.
Ngƣời tiêu dùng có thể nhanh chóng lôi kéo những ngƣời tiêu dùng khác có cùng suy nghĩ tham gia và phát triển những cuộc thảo luận trực tuyến ở mọi cấp độ, từ
113
mức độ rất tích cực cho tới sùng bái về một thƣơng hiệu, ngƣời tiêu dùng ngày nay cũng thƣờng tham khảo ít nhất 6 nguồn thông tin trƣớc khi mua một sản phẩm mới. Xu hƣớng tiêu dùng truyền thông phân tán (Fractured media consumption) đang khiến các thƣơng hiệu gặp khó khăn trong việc xây dựng nhận thức thƣơng hiệu, khẳng định vị trí trong lòng ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ thúc đẩy doanh thu.
Theo cuộc khảo sát về những màn giới thiệu sản phẩm mới đáng nhớ nhất năm 2014- Most Memorable New Product Launch (MMNPL) của hãng PR danh tiếng Schneider Associates vào năm ngoái, Facebook hiện là lựa chọn thứ hai đƣợc sử dụng cho hầu hết các chiến dịch giới thiệu sản phẩm mới sau quảng cáo trên truyền hình. Các thƣơng hiệu hiện còn sử dụng Snapchat để cung cấp các cơ hội độc đáo trong thời hạn nhất định cho những ngƣời hâm mộ nhằm thu hẹp khoảng cách giữa trải nghiệm ở cửa hàng bán lẻ trực tuyến và cửa hàng bán lẻ thực tế. Meerkat, con cƣng của SXSW 2015 còn cho phép ngƣời dùng trải nghiệm mọi thứ thông qua ứng dụng video trực tuyến trên điện thoại thông minh của họ.
Các thƣơng hiệu cần phải sáng tạo và linh hoạt trong cách tiếp cận khách hàng. dƣới đây là một số phƣơng tiện truyền thông xã hội mà các nhà quản lý thƣơng hiệu và marketing có thể ứng dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để xây dựng hoặc tận dụng kết nối cảm xúc của người tiêu dùng với một thương hiệu
Khi hãng bánh Hostess tuyên bố phá sản vào năm 2012, những ngƣời hâm mộ món bánh Twinkie đã bày tỏ sự tiếc nuối với món ăn cổ điển của Mỹ này. Cho đến khi thƣơng hiệu đƣợc tái ra mắt với khẩu hiệu “The Sweetest Comeback in the History of Ever” (Tạm dịch: Sự trở lại ngọt ngào nhất trong lịch sử), trải qua một chiến dịch truyền thông với độ bao phủ rộng khắp và thu đƣợc thành công rực rỡ, Hostess đã thúc đẩy việc tái khởi động lại trên tất cả các kênh truyền thông xã hội, tập trung vào các chiến dịch khơi gợi cảm xúc trong lòng những ngƣời tiêu dùng là "fan" của bánh Twinkies. Các chiến dịch tái ra mắt đã tạo ra hơn 350 triệu lƣợt tweets trên Twitter và 500.000 ngƣời hâm mộ mới trên Facebook.
Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tổ chức các cuộc thi nhằm nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu và thưởng cho người ủng hộ nhãn hiệu
Việc tặng thƣởng cho những ngƣời ủng hộ thƣơng hiệu và các fan bằng những cơ hội giành các sản phẩm thông qua các cuộc thi trên phƣơng tiện truyền thông có thể định hƣớng sự gắn kết và gợi nhắc về thƣơng hiệu trong lòng các fan. Sản phẩm mới ra mắt là thứ hoàn hảo để làm giải thƣởng cho các cuộc thi, bởi vì hãng có thể sử dụng các mẫu sản phẩm làm quà tặng để lôi kéo ngƣời tiêu dùng thử chúng trƣớc khi mua. Hãng sản xuất sản phẩm chăm sóc răng miệng Sunstar GUM đã tổ chức rút thăm trúng thƣởng hàng tháng trên Facebook để thúc đẩy nhận thức về sản phẩm mới, tƣơng tác thời gian thực và mở rộng lƣợng fan của mình. Những lợi ích từ cuộc thi là gì? Đó là
114
sự gia tăng đáng kể về độ lan toả và ấn tƣợng về thƣơng hiệu, tỉ lệ thuận với doanh thu tăng vọt.
Sử dụng một chiến lược tiếp cận cộng đồng blogger để giúp giới thiệu sản phẩm
Khi P&G đƣa ra sản phẩm cây hút bụi Swiffer Sweep & Trap mới của mình, công ty cần một cách thức mới để tiếp cận các đối tƣợng mục tiêu – các bậc phụ huynh và những ngƣời chủ gia đình - thông qua phƣơng tiện truyền thông xã hội. Tại thành phố New York, trong bữa tiệc ra mắt “Make Meaning”, P&G đã mời các blogger đã làm mẹ mang theo con cái của họ và tạo ra những đống lộn xộn, sau đó sử dụng Sweep Swiffer & Trap để dọn dẹp. Các blogger đã chụp ảnh sự kiện và chia sẻ trải nghiệm của họ với các sản phẩm đó trên blog của mình. Các Blogger là những ngƣời có ảnh hƣởng quan trọng khi các hãng tung ra sản phẩm mới vì những ngƣời theo dõi trung thành của họ luôn muốn thử những sản phẩm đƣợc các blogger khuyến khích nên dùng.
Sử dụng hashtag để tạo ra, thúc đẩy, và theo dõi các cuộc trò chuyện trên các phương tiện truyền thông xã hội. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để cung cấp cho mọi người cái nhìn về bên trong của các công ty B2B
Có một quan niệm sai lầm rằng một số nền tảng phƣơng tiện truyền thông xã hội nhƣ Pinterest và Instagram chỉ dùng cho các nhãn hàng tiêu dùng. General Electric (GE) đã làm một việc phi thƣờng khi phá vỡ quan điểm này với tƣ cách là một công ty B2B. GE đã sử dụng Instagram nhƣ một cửa sổ để mọi ngƣời nhìn vào hậu trƣờng của một số công nghệ tiên tiến nhất của GE. Thông qua các chiến dịch trực quan trên Instagram, văn hóa và lịch sử của công ty 120 năm tuổi đƣợc ccông bố ra cộng đồng và thu hút sự theo dõi sát sao của ngƣời hâm mộ thƣơng hiệu GE.
Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để người tiêu dùng chung tay tạo ra các sản phẩm mới
Hãng nào cũng muốn tạo ra các sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng sẽ mua. Ngƣời tiêu dùng cũng muốn kiểm soát thứ họ sẽ mua. Phƣơng tiện truyền thông xã hội sẽ thoả mãn cả hai yêu cầu này. Khi tung ra một sản phẩm mới, phƣơng tiện truyền thông xã hội không chỉ phục vụ mục đich khuyến mại - nó có thể đóng một vai trò quan trọng trƣớc khi quá trình sản xuất bắt đầu. Hãng Lay‟s đã làm điều này với chiến dịch “Do Us a Flavor”. Hãng đề nghị những ngƣời theo dõi phƣơng tiện truyền thông xã hội đề xuất các hƣơng vị khoai tây chiên thái lát mới của riêng họ. Hãng chọn ra một vị chiến thắng - Kettle Cooked Wasabi Ginger chips – và đƣa nó ra kệ hàng. Khách hàng yêu cầu, và Lay‟s sẽ phục vụ.
115
Chƣơng 4: AN TOÀN MẠNG VÀ AN TOÀN THÔNG TIN CÁ NHÂN 4.1. Tổng quan về an toàn mạng máy tính