Các nhà quản lý cần tự nâng cao nhận thức về vai trò của mình

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP QUÂN đội (MB) (Trang 71 - 72)

6. Bố cục đề tài

3.3.1. Các nhà quản lý cần tự nâng cao nhận thức về vai trò của mình

Một doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo tốt, sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng, thấu hiểu được nhân viên thì doanh nghiệp đó không sớm thì muộn cũng gặt hái được thành công. Vì thế việc nâng cao năng lực cho nhà quản lý là rất cần thiết, chúng ta nâng cao không chỉ chuyên môn, kỹ năng điều khiển người khác, điều khiển đám đông mà cả kỹ năng cá nhân của người lãnh đạo. Lãnh đạo chính là làm gương, lãnh đạo trước khi chỉ đạo được nhân viên thì phải làm những gì mà mình muốn nhân viên làm được, nếu không sẽ chỉ là lời nói vô giá trị, lời nói sáo rỗng. Đội ngũ ban lãnh đạo của Ngân hàng đã có những nhận thức khách quan tương đối tốt về vấn đề quản trị nhân sự trong tổ chức, tuy nhiên để tốt hơn thì ban lãnh đạo cần phải có những khóa đào tạo chuyên về nhân sự, quản lý nhân sự. Cụ thể là có thể mời những nhà quản lý nhân sự hàng đầu về đào tạo, hay mời những giáo sư, tiến sĩ của các trường đại học về nói chuyện. Giải pháp trên nếu được áp dụng sẽ đưa ban lãnh đạo tới một góc nhìn mới chuyên nghiệp hơn về vấn đề nhân sự, dẫn tới có những quyết định phát triển nhân lực tốt nhất, hợp lý nhất.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo về vấn đề nhân sự thì đồng thời cũng phải nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên về vấn đề nhân sự trong tổ chức. Mỗi cá nhân thì xét trên hai khía cạnh: ở năng lực chuyên môn (trình độ lập trình, bán hàng, xây dựng...), ở lòng nhiệt tình và niềm đam mê. Ngân hàng phát triển đi lên theo tầm nhìn, sứ mệnh đặt ra từ trước, và theo những mục tiêu cụ thể trong từng giao đoạn, vậy để Ngân hàng phát triển thì mục tiêu của mỗi cá nhân phải trùng với mục tiêu của Ngân hàng, hay mỗi cá nhân phải nắm vững mục tiêu của Ngân hàng để hướng mọi hoạt động theo mục tiêu.

Ngoài nhân lực thông thường là nhân viên, Ngân hàng cần phải chú ý tới tạo dựng nhân lực cao cấp từ chính nhân lực của mình bằng việc tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn cho những nhân viên có triển vọng, gửi nhân viên đi học những

khóa đào tạo, hội thảo ở bên ngoài, hoặc có thể đầu tư cho nhân viên đi học ở nước ngoài. Nếu chi phí là lớn, Ngân hàng không có khả năng chi trả thì có thể tuyển những nhân viên cao cấp ngay từ ban đầu: tuyển trực tiếp những người về làm trưởng nhóm dự án, trưởng, phó phòng... có thể cao hơn nữa là tuyển giám đốc điều hành. Thay đổi hoàn toàn quan niệm cố hữu của Ngân hàng là thăng tiến từ từ, và những người giữ vị trí cao đều là những nhân viên lâu năm.

Theo trên lãnh đạo thì có tập huấn lãnh đạo thường kỳ, một năm 2- 4 lần, nhân viên thì cũng có những đợt đào tạo về chuyên môn, văn hóa, tuyển dụng thêm. Mỗi nhân viên coi mục tiêu phấn đấu của mình trùng với mục tiêu của toàn Ngân hàng, phấn đấu hết mình vì sự phát triển của Ngân hàng. Đó chính là sự gắn kết giữa ban lãnh đạo với nhân viên, sự yêu thương giúp đỡ, chỉ bảo nhau để cùng tiến bộ, sự nâng đỡ nhau như những người thân trong gia đình, khi tổ chức vui chơi thì ban lãnh đạo cũng phải tham gia vào cùng đội ngũ nhân viên của mình trong các trò chơi, không có sự phân biệt giữa các trò chơi.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP QUÂN đội (MB) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w