6. Kết cấu luận văn
1.3.2. Các nhân tố nội tại của ngân hàng
1.3.2.1. Nguồn lực tài chính
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, yếu tố công nghệ được các ngân hàng đặt lên hàng đầu để tạo nên sự khác biệt và gia tăng cao nhất những tiện ích cho khách hàng của mình. Trên thực tế, để công nghệ thực sự là điểm mạnh vượt trội và mang đến nhiều tiện ích hiện đại cho người tiêu dùng thì không phải ngân hàng nào cũng có thể đáp ứng. Điều khó khăn ở sân chơi này chính là cần một nguồn tài chính thật lớn và duy trì liên tục để đảm bảo cho sự phát triển đó. Đối với các ngân hàng thương mại quốc tế trong khu vực và trên thế giới có tiềm lực về vốn mạnh và uy tín cao thì thông thường lợi nhuận thu được từ các hoạt động dịch vụ của các ngân hàng này chiếm khoảng 40%-50% trong tổng thu nhập. Các ngân hàng Việt Nam trong chiến lược tái cấu trúc hoạt động, tất yếu sẽ đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ để theo kịp xu hướng này.
1.3.2.2. Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và tính tiên tiến của hệ thống công nghệ thông tin
An ninh bảo mật đã trở thành vấn đề sống còn của ngành ngân hàng trong thời điện tử hóa. An ninh bảo mật cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt, vì vậy nếu thiếu những
biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ NHĐT không thể thực hiện được. Do đó, NHTM cần liên tục cải tiến, nâng cao hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống công nghệ thông tin để đồng bộ và đảm bảo thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các giao dịch NHĐT.
1.3.2.3. Nguồn nhân lực
Các hệ thống TTĐT hiện đại đòi hỏi một lực lượng lớn lao động được đào tạo tốt về CNTT và truyền thông để xây dựng và cung cấp các ứng dụng cần thiết cho NH, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật của ngành. Do vậy, thiếu các kỹ năng làm việc trên internet, trên máy móc hiện đại và ngoại ngữ là những trở ngại cho việc phát triển các dịch vụ TTĐT trong hệ thống NH.
1.3.2.4. Hoạt động Marketing
Những năm gần đây, với sự xuất hiện của các ngân hàng trong nước và quốc tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ tạo ra sức hấp dẫn và sự sôi động trên thị trường tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, cuộc chiến giành thị phần diễn ra ngày càng khốc liệt buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc, điều chỉnh cách thức hoạt động và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mình. Để làm được những điều này, các ngân hàng không thể không nghĩ đến việc áp dụng hiệu quả phương thức marketing. Marketing ngân hàng không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và duy nhất, mà cho rằng lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và là thước đo trình độ, hiệu quả marketing của mỗi ngân hàng.
1.3.2.5. Khả năng phát triển và khai thác đầy đủ các tiện ích của dịch vụ NHĐT
- Nhanh chóng, thuận tiện: Đối với khách hàng thì ưu điểm dễ nhận thấy nhất chính là sự tiện nghi và luôn sẵn sàng của dịch vụ ngân hàng. E-banking giúp
bạn có thể liên hệ với ngân hàng để thực hiện các giao dịch bất cứ thời điểm điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) tại bất cứ nơi đâu. Việc thực hiện các giao dịch như: đóng tiền điện nước, nạp card, mua sắm, chuyển khoản... rất đơn giản và nhanh chóng.
Điều này vô cùng có ý nghĩa với những khách hàng có ít thời gian để đến các điểm giao dịch trực tiếp với ngân hàng, các khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn. Đây là
một lợi ích mà các giao dịch truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác của ngân hàng điện tử.
- Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu: Dịch vụ ngân hàng điện tử với công nghệ hiện đại tiết kiệm thời gian và giảm chi phí dịch vụ cho khách hàng. Phí giao dịch của E-banking được đánh giá là ở mức thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng doanh thu cho hoạt động cho ngân hàng. Số liệu về phí giao dịch Ngân hàng khảo sát ở Mỹ đã minh chứng cho điều đó:
- Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh: E - banking là giải pháp tốt để các ngân hàng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Giúp thực hiện chiến lược toàn cầu hóa mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ngoài nước. E-banking là công cụ quảng bá thương hiệu của ngân hàng một cách sinh động, hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ được chu chuyển nhanh. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ.
- Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng: E-banking với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chăm sóc chất lượng nhất giúp khách hàng có được sự hài lòng và tin cậy hơn.
- Cung cấp các dịch vụ trọn gói: Các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính để đưa ra các sản phẩm” tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng các nhu cầu của một khách hàng về các dịch vụ liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán…
1.3.2.6. Hoạt động quản trị và phòng ngừa rủi ro
Cũng như các phương thức giao dịch ngân hàng khác, E-banking chứa đựng trong nó nhiều rủi ro, trong đó, rủi ro đặc trưng nhất là rủi ro giao dịch. Vấn đề an toàn và bảo mật lại chính là yếu tố hàng đầu để khách hàng chọn lựa có sử dụng dịch vụ NHĐT của một ngân hàng bất kỳ hay không. Vì vậy, một chiến lược đúng
đắn được xây dựng để quản trị và phòng ngừa rủi ro là hết sức quan trọng trong lộ trình phát triển dịch vụ NHĐT hiện nay.
1.3.2.7. Giá cả của các dịch vụ Ngân hàng điện tử
Rủi ro giá cả là rủi ro đối với thu nhập hay vốn của ngân hàng phát sinh do những thay đổi trong giá trị của các danh mục các công cụ tài chính được giao dịch. Nhờ hoạt động E-banking, ngân hàng có thể mở rộng môi giới, đảm bảo và bán các khoản cho vay, do đó dễ gặp rủi ro giá cả hơn.
Tương tự, rủi ro tỷ giá phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi. Thông qua E-banking, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động vay, cho vay hoặc kinh doanh ngoại tệ với khách hàng từ nhiều quốc gia, bằng những tiền tệ khác nhau, do đó rủi ro cũng cao hơn.
Các ngân hàng cần phải thiết lập một mức giá cả vừa bù đắp được mức rủi ro cao hơn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đồng thời phải hợp với mức sống và thu nhập của khách hàng, vì giá cả luôn nằm trong các tiêu chí hàng đầu để khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ nào, ngân hàng nào.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV - CHI NHÁNH BẮC GIANG