Phương pháp P/B

Một phần của tài liệu Bài giảng Định giá doanh nghiệp: Phần 2 (Trang 48 - 50)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

5. Tất cả các thành viên tham giá thị trường đều nắm được các điều kiện giao dịch mua bán chứng khoán.

5.2.2 Phương pháp P/B

(1) Khái niệm

Tương tự tỷ lệ P/E, tỷ lệ P/B (Price Book value Ratio- Giá / giá trị sổ sách) của cổ phiếu cũng được dùng trong việc định giá doanh nghiệp.

P/B cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cho một cổ phiếu cao hơn gấp bao nhiêu lần giá trị sổ sách. P/B là công cụ giúp nhà đầu tư có thể tìm được các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Điều này rất có ý nghĩa đối với các khoản đầu tư dài hạn

Nếu giá trị P/B nhỏ hơn 1, có thể nghĩa là doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó. Khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: (1) giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, (2) thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp. Nếu trường hợp đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này vì giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Còn nếu điều thứ hai đúng thì có khả năng lãnh đạo mới của doanh nghiệp hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.

Nếu giá trị P/B lớn hơn 1 (giá trị thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị sổ sách) mang ý nghĩa công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao. P/B càng cao thì rủi ro càng lớn.

Chỉ số P/B thực sự hữu ích khi xem xét các công ty tài chính hoặc các công ty có giá trị tài sản tương đối lớn vì hầu hết các tài sản của các công ty này là chứng khoán, các khoản cho vay thương mại.

(2) Điều kiện áp dụng

P/B chỉ thực sự có ích khi xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn

P/B không mấy ý nghĩa đối với những công ty trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ nghiên cứu,.. lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố vô hình.

(3) Phương pháp tính

V0 = Giá trị sổ sách dự kiến đạt được x

P/B (quá khứ, doanh nghiệp so sánh/trung bình ngành) P/B = Giá trị mỗi

Cổ phiếu (P) /

Giá trị sổ sách mỗi cổ phần của công ty Xác định giá trị sổ sách dựa vào bảng cân đối kế toán:

Giá trị sổ sách mỗi cổ phần =

Vốn cổ đông phổ thông

106

Vốn cổ đông phổ thông = (Vốn chủ sở hữu) – (Giá trị phần vồn cổ phần ưu đãi). (4) Ưu điểm, nhược điểm

(a) Ưu điểm

- P/B là tỷ số khá đơn giản và dễ tiếp cận nên việc sử dụng phương pháp P/B để định giá doanh nghiệp thường khá dễ dàng.

- Vì giá trị sổ sách là giá trị tích lũy trên bảng cân đối kế toán, nên giá trị này thường lớn hơn 0 ngay cả khi EPS âm. Thông thường chúng ta dùng P/BV khi EPS âm và không áp dụng được phương pháp định giá P/E.

- Vì giá trị sổ sách thường ổn định hơn EPS, P/B sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá

biến động.

- Được xác định như giá trị tài sản ròng/cổ phiếu, chỉ số giá trị sổ sách/cổ phiếu rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư.

- Phương pháp P/B thường được dùng để định giá các công ty được cho là không còn tiếp tục hoạt động.

(b) Nhược điểm của phương pháp P/B

- Phương pháp định giá doanh nghiệp P/B không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình (tài sản con người) còn quan trọng hơn bất kỳ tài sản hữu hình nào. Điều này do giá trị ghi sổ được tính toán theo phương pháp kế toán và tuân thủ các chế độ chặt chẽ, nên giá trị ghi sổ của tài sản thường không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác.

- Sự khác biệt trong các mô hình và chiến lược kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành có thể dẫn đến sự khác biệt trong các giá trị sổ sách, do vậy P/B sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành.

- Sự linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán (expensing v.s capitalizing) dẫn đến sự khác biệt về giá trị tài sản, thậm chí chất lượng tài sản, được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Điều này khiến cho việc so sánh giữa các công ty với nhau sử dụng P/B. có thể gây nhầm lẫn.

Ví dụ 5.3. Định giá công ty cổ phần X với các thông tin như sau: Tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty là 1 triệu cổ phiếu. Giá trị ghi trên sổ sách kế toán một cổ phiếu thường là 60.000 đồng. Mệnh giá một cổ phiếu là 10.000 đồng.

X tăng trưởng với tốc độ 10%/năm và duy trì ổn định tốc độ này trong tương lai. Hệ số P/B của các công ty trong cùng ngành ước tính là 2.

107

Một phần của tài liệu Bài giảng Định giá doanh nghiệp: Phần 2 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)