+ Công thức tính: 𝑉0 = ∑ 𝐹𝐶𝐹𝐹𝑡 (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑡 + 𝐹𝐶𝐹𝐹𝑘+1 (1+𝑊𝐴𝐶𝐶)𝑘 𝑘 𝑡=1 (4.11) Với: 𝑉𝑘 = 𝐹𝐶𝐹𝐹𝑘+1 𝑊𝐴𝐶𝐶−𝑔𝑘 + Phạm vi áp dụng:
Sử dụng mô hình FCFF để định giá các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao hay đang thay đổi tốt nhất đòn bẩy tài chính.
Việc tính FCFF khó khăn hơn nhiều trong các trường hợp này vì sự biến động của các khoản nợ phải thanh toán, và giá trị vốn chủ sở hữu hay một phần nhỏ trong toàn bộ giá trị của doanh nghiệp, nhạy cảm hơn với các giả thiết về sự tăng trưởng và rủi ro.
Vì vậy, mô hình này sẽ cho ra một giá trị ước lượng chính xác nhất khi thực hiện thâu tóm bằng vay nợ, trong đó đòn bẩy tài chính của công ty ban đầu khá cao nhưng dự kiến có nhiều thay đổi trong nhiều năm tới.
95 Ví dụ 4.9:
FCFF năm thứ nhất của công ty XZ là 2,5 tỷ đồng; Tỷ lệ tăng trưởng FCFF:
Năm thứ 2 là g1 = 5%; Năm thứ 3 là g2 = 6%. Năm thứ 4 là g3 = 4%; Năm thứ 5 là g4 = 3%; và
Năm thứ 6 tăng trưởng ổn định là g3 = 2%/năm; WACC là 14,16%. Tính toán: FCFF1 = 2,500 tỷ đồng; FCFF2 = 2,5 x (1 + 5%) = 2,625 tỷ đồng; FCFF3 = 2,625 x (1 + 6%) = 2,783 tỷ đồng; FCFF4 = 2,783 x (1 + 4%) = 2.894 tỷ đồng; FCFF5 = 2,894 x (1 + 3%) = 2,981 tỷ đồng; FCFF6 = 2,981 x (1 + 2%) = 3,040 tỷ đồng; V5 = 3,040 / (14,16% - 2%) = 25,002 tỷ đồng. V0 = Tổng các số sau đây FCFF1 / (1 + WACC) = 2,500 / (1 + 14,16%) = 2,19 FCFF2 / (1 + WACC)2 = 2,625 / (1 + 14,16%)2 = 2,01 FCFF3 / (1 + WACC)3 = 2,783 / (1 + 14,16%)3 = 1,87 FCFF4 / (1 + WACC)4 = 2,894 / (1 + 14,16%)4 = 1,70 (FCFF5 + V5) / (1 + WACC)5 = = (2,981 + 25,002) / (1 + 14,16%)5 = 14,43 Tổng cộng (V0) = 22,21 tỷ đồng
Lưu ý: Trường hợp vốn doanh nghiệp bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu. Việc tính toán WACC được xác định như sau:
WACC = Chi phí lãi vay x Tỷ trọng nợ x (1 - Thuế suất) + Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu x Tỷ trọng vốn chủ sở hữu
4.4.3 Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp
(a) Ưu điểm
Các phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do có ưu điểm chung của các phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá doanh nghiệp như:
96
- Phương pháp cho phép nhìn nhận về tương lai, triển vọng của doanh nghiệp. - Cung cấp một cách giải thích rõ ràng nhất vì sao doanh nghiệp này lại có giá trị cao hơn doanh nghiệp kia.
- Chỉ ra những cơ sở để mỗi nhà đầu tư có thể tuỳ ý mà phát triển những ý tưởng của mình nếu sở hữu doanh nghiệp .
- Quan niệm về dòng tiền tránh được việc điều chỉnh số liệu kế toán sao cho có thể phản ánh đúng thời điểm phát sinh các khoản tiền.
Ngoài những ưu điểm trên, so với phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức, phương pháp FCFF và FCFE giúp định giá doanh nghiệp trường hợp không trả cổ tức.
(b) Tồn tại
- Các vấn đề chung của phương pháp chiết khấu dòng tiền: ước lượng tỷ suất chiết khấu và dòng tiền tương lai cũng như các giai đoạn phát triển của dòng tiền tương lai của doanh nghiệp. Dự báo dòng tiền tương lai khá phức tạp, phụ thuộc vào tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp định giá, đặc điểm của ngành, giai đoạn phát triển của nền kinh tế vĩ mô. Tỷ suất chiết khấu hợp lý là 1 khó khăn của mô hình này và của tất cả các mô hình tài chính phải chiết khấu dòng tiền. Nếu dùng FCFF thì suất chiết khấu là bình quân chi phí sử dụng vốn (WACC), còn FCFE thì dùng required return của cổ đông là suất chiết khấu. Các tỷ suất này phải dựa trên các tính toán về rủi ro doanh nghiệp.
- Phương pháp này khó áp dụng với các doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh hoặc có chiến lược kinh doanh không rõ ràng.
4.4.4 Điều kiện áp dụng của phương pháp
- Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh hoặc có chiến lược kinh doanh không rõ ràng.
- Đòi hỏi người đánh giá phải có chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư. - Đòi hỏi phải có một lợng thông tin lớn.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG Câu hỏi lý thuyết Câu hỏi lý thuyết
1. Trình bày cơ sở lý luận, nội dung, ưu và nhược điểm, điều kiện áp dụng của phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.
2. Trình bày cơ sở lý luận, nội dung, ưu và nhược điểm, điều kiện áp dụng của phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần đối với chủ sở hữu.
3. Trình bày cơ sở lý luận, nội dung, ưu và nhược điểm, điều kiện áp dụng của phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần đối với doanh nghiệp.
97
5. Độ dài giai đoạn tăng trưởng cao của doanh nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản nào? Phân tích và cho ví dụ minh họa.
Bài tập
Bài 1. Công ty cổ phần X đang được bán trên thị trường với giá là 8.000 triệu đồng. Lợi
nhuận sau thuế dành trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông hiện tại là 600 triệu đồng. Trong những năm tới dự tính mức trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông sẽ tăng với tỷ lệ 5%/năm. Tỷ suất lợi nhuận trung bình của vốn đầu tư trên thị trường được xác định là 15%/năm. Yêu cầu:
1. Ước tính giá trị thực công ty X và cho nhận xét về mức giá công ty X đang giao dịch trên thị trường?
2. Ông A và bà B đang xem xét cơ hội đầu tư vào X. Tỷ suất sinh lời đòi hỏi tối thiểu của ông A 12%, bà B 17%. Hãy cho biết quyết định của hai người khi giá bán X hạ xuống ở mức 7.500 triệu đồng?
Bài 2. Doanh nghiệp A hiện tại có thu nhập ròng trên cổ phiếu là 5.000đ. Tỷ lệ chi trả cổ
tức của công ty hiện tại là 70% và dự kiến trong tương lai vẫn giữ mức chi trả cổ tức này. Công ty phát hành 1 triệu cổ phiếu và lãi suất chiết khấu của công ty ước tính là 15%.Yêu cầu định giá doanh nghiệp A trong hai trường hợp sau:
a. Dự kiến trong tương lai cổ tức công ty tăng trưởng ổn định với tỷ lệ là 5%. b. Dự kiến 2 năm tới cổ tức của công ty sẽ tăng ở mức 5% sau đó tăng ở mức 8% và sau đó tăng trưởng ổn định với tỷ lệ 5% trong tương lai.
Bài 3. Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông có báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(rút gọn) theo phương pháp gián tiếp năm 2011 như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2011