PHƯƠNG PHÁP SO SÁNHCHƯƠNG 5.

Một phần của tài liệu Bài giảng Định giá doanh nghiệp: Phần 2 (Trang 43 - 45)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

PHƯƠNG PHÁP SO SÁNHCHƯƠNG 5.

CHƯƠNG 5.

5.1 Cơ sở lý luận chung

Phương pháp so sánh thị trường (Comparable Multiples Method) là cách ước tính giá trị của một doanh nghiệp, các lợi ích về quyền sở hữu, hay chứng khoán bằng cách sử dụng một hay nhiều phương pháp, trong đó so sánh giá trị của đối tượng cần định giá với các doanh nghiệp, các lợi ích về quyền sở hữu, hay chứng khoán tương tự đã được bán trên thị trường.

Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp được ước tính bằng cách ước tính giá trị của các tài sản so sánh. Các tài sản so sánh này được chuẩn hoá theo một biến số chung như: thu nhập, dòng tiền, giá trị sổ sách, doanh thu.

Dựa vào biến số được chuẩn hóa, có các phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa vào so sánh thị trường như:

- Sử dụng tỷ số P/E (giá trên thu nhập) trung bình ngành để ước tính giá trị doanh nghiệp, với điều kiện là các doanh nghiệp khác trong ngành có thể so sánh được với doanh nghiệp đang định giá và thị trường ước tính giá trị các doanh nghiệp này tương đối chính xác.

- Tỷ số P/B (giá trên giá trị sổ sách) , P/S (giá trên doanh thu) cũng được sử dụng để ước tính giá trị doanh nghiệp, với tỷ số tương ứng bình quân của các công ty có những đặc điểm tương tự được sử dụng cho mục đích so sánh.

Ngoài 3 tỷ số trên được ứng dụng khá phổ biến thì một số tỷ số khác cũng được dùng để định giá doanh nghiệp như: thị giá so với dòng tiền, thị giá so với cổ tức, thị giá so với giá trị thay thế.

5.2 Nội dung phương pháp

5.2.1 Phương pháp P/E

(1) Khái niệm

Trong việc định giá một doanh nghiệp, các báo cáo về tỷ lệ thị giá / thu nhập một cổ phiếu hay PER hoặc P/E (Price Earning Ratio) đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Tỷ lệ P/E chỉ ra rằng thị trường chấp nhận trả giá gấp bao nhiêu lần thu nhập của một chứng khoán. Có nghĩa là lượng vốn hóa của một doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần so với thu nhập của nó. Phần thu nhập này có thể được phân phối hoặc giữ lại, và trong trường hợp được giữ lại, nó tạo ra một giá trị thặng dư trong tương lai đối với doanh nghiệp. Đây chính là nguyên tắc cơ bản của thị trường chứng khoán. Tỷ lệ P/E là hệ số biến đổi thu nhập thành vốn, hoặc là hệ số tương ứng với mức vốn tiềm năng của một khoản thu nhập việc đảo ngược tỷ lệ này, nghĩa là tỷ lệ E/P, là tỷ suất sinh lời của một khoản đầu tư. Ngược lại, tỷ lệ P/E là hệ số vốn hóa.

101

Theo quan điểm này, tỷ lệ P/E là một công cụ hết sức quý giá, bởi vì trong nền kinh tế thường diễn ra hoạt động đầu tư một lượng vốn để đổi lấy hy vọng vào những khoản thu nhập lợi nhuận và/hoặc giá trị thặng dư tương lai hoặc ngược lại. Việc biết được giá trị của lượng vốn bỏ ra để có được những khoản thu nhập liên tục là điều hết sức quan trọng.

Tỷ lệ P/E có ý nghĩa:

- Tỷ lệ P/E sẽ càng cao khi triển vọng gia tăng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp càng cao và mức độ rủi ro đối với lợi nhuận càng thấp;

- Khi tỷ lệ P/E của doanh nghiệp này có giá trị cao hơn so với doanh nghiệp khác thì chứng tỏ doanh nghiệp đó được thị trường đánh giá là có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.

(2) Điều kiện áp dụng

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh được giao dịch trên thị trường tài chính và thị trường đã đánh giá các doanh nghiệp này tương đối chính xác.

(3) Phương pháp xác định (a) Thực chất của tỷ lệ P/E

Người mua cổ phiếu luôn kỳ vọng vào khoản lợi tức cổ phần trong tương lai (coi như 1 cổ phiếu tương đương 1 cổ phần, tức là 1 cổ phiếu chuẩn). Từ đó, giá trị thực của một cổ phiếu là giá trị hiện tại hóa từ các khoản thu nhập được cộng với giá trị bán lại cổ phiếu vào năm n:

V0 = R1

(1+i)+ R2

(1+i)2+ ⋯ + Rn

(1+i)n+ Vn (1+i)n

Giả định rằng: doanh nghiệp thu được lợi nhuận thuần hằng năm đều bằng P và sử dụng toàn bộ lợi nhuận thuần đó để chi trả lợi tức cổ phần, công thức trên có thể viết lại là: V0 = P (1+i)+ P (1+i)2+ ⋯ + P (1+i)n+ Vn (1+i)n Khi n , ta có: V0 =P i = P ∗1 i V0 P =1 i Tỷ số V0

P được gọi là tỷ giá lợi nhuận, viết tắt là P/E và cùng bằng nghịch đảo của tỷ suất hiện tại hóa (i):

P/E = V0 P =1

102

Như vậy, P/E thể hiện mối tương quan giữa giá giao dịch cổ phiếu trên thị trường với số lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư hay đó là sự trả giá của thị trường cho số thu nhập có thể nhận được từ doanh nghiệp.

(b) Phương pháp xác định

Trong thị trường chứng khoán hoạt động hoàn hảo(1), tỷ lệ P/E sẽ phản ánh trung thực mối tương quan giữa giá trị hợp lý của một cổ phần với số lợi nhuận của doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp có thể được ước lượng theo công thức:

V0 = Lợi nhuận dự kiến

đạt được x

P/E (quá khứ, doanh nghiệp so sánh/trung bình ngành) P/E = Giá trị mỗi

Cổ phiếu (P) /

Thu nhập của mỗi cổ phiếu

(EPS) Thu nhập của mỗi

cổ phiếu (EPS) =

Lãi chia cho cổ đông

Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông bình quân Hoặc cụ thể hơn:

Thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) =

Thu nhập ròng – Cổ tức CP ưu đãi + Đ/C tăng C/L mua CP ưu đãi Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông bình quân

Trong đó: P/E là thông tin của những công ty lớn được công bố thường xuyên trên thị trường, và kể cả P/E trung bình của các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực kinh doanh có chứng khoán được giao dịch trên cùng thị trường.

Ví dụ 5.1: doanh nghiệp B có lợi nhuận trung bình trong nhiều năm là 200 triệu đồng. doanh nghiệp có 100.000 cổ phần. Giá bán cổ phần trên thị trường vào thời điểm hiện hành là 60.000 đ/cổ phần.

Nếu doanh nghiệp đạt được lợi nhuận thuần trong tương lai hàng năm là 220 triệu đồng. Giá bán cổ phần vào thời điểm này là 90.000 đ/cổ phần.

Tính: (1) Tính tỷ lệ P/E quá khứ? (2) Giá trị doanh nghiệp?

(3) Giá trị thực ước tính của một cổ phiếu?

(1) Thị trường chứng khoán hoàn hảo phải thỏa mãn 5 điều kiện sau: 1. Có vô số người mua và người bán;

Một phần của tài liệu Bài giảng Định giá doanh nghiệp: Phần 2 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)