- Nhu cầu năng lượng theo chương trình sản xuát theo dự kiến cân nhăc nguồn cung cấp ổn định ,c hi phí hợp lý, ít gây ô nhiễm.
2. Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu tài chính của dự án FDI.
a. Xác định tổng vón đầu tư và nguồn vốn của dự án
- Tổng vốn đầu tư: là toàn bộ tài sản ứng trước của chủ đầu tư sử dụng cho việc hình thành và vận hành dự án; gồm 2 bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động, kể cả vay lãi trong thời kỳ xây dựng cơ bản.
• Vốn cố định: là giá trị tài sản ứng trước được sử dụng để chi phí cho các công việc trước khi dự án được cấp giấy phép đầu tư và để mua sắm các TSCĐ của DN.
• Vốn lưu động: là các chi phí cho các TSLĐ, bao gồm:
+ Vốn sản xuất: khoản ứng trước để mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, tiền lương, điện nước,...
+ Vốn lưu thông: khoản ứng trước cho các sản phẩm tồn kho, hàng chờ bán, hàng bán chịu, vốn bằng tiền.
+ Vốn dự trữ trong sản xuất: khoản ứng trước cho các nguyên vật liệu dự trữ.
• Lãi trong thời kỳ XDCB: Vốn đầu tư dự án luôn có phần vốn đi vay, trong thời kỳ dự án chưa đi vào SXKD nhà đầu tư sẽ cần phải tính toán để trả khoản lãi vay và khoản này cũng được tính vào vốn đầu tư dự án.
- Nguồn vốn tài trợ cho dự án:
• Vốn pháp định do các bên tham gia đầu tư đóng góp. Nguồn vốn này có thể tăng trong quá trình vận hành dự án bằng cách xin tăng vốn hay phát hành cổ phiếu.
• Vốn đi vay do chủ đầu tư đứng ra vay để bù đắp sự thiếu hụt của vốn pháp định. Chủ đầu tư cần phải dự trù cách thức trả nợ và thời gian trả nợ, lãi vốn vay cơ thể nhập vào vốn vay.
Ngoài ra, nguồn vốn tài trợ cho dự án có thể xác định theo từng loại vốn sử dụng trong khoảng thời gian ngắn của vốn cố định và vốn lưu động.
- Doanh thu của dự án là tất cả các nguồn thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, dịch vụ cung ứng và nguồn thu khác.
- Dự tính chi phí SX hàng nawmcuar từng laoij sản phẩm của dự án và tính tổng chi phí dự tính của dự án.
- Bảng dự tính lỗ lãi của dự án tính dựa trên kết quả của doanh thu, chi phí. Lỗ lãi được tính cho từng năm và cả đời dự án.