Các tiêu chí đánh giá kết quả tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu 24_ NGUYEN THI THU TRANG (Trang 36 - 40)

7. Kết cấu luận văn

1.3.3.Các tiêu chí đánh giá kết quả tạo động lực lao động

1.3.3.1. Mức độ hài lòng, thỏa mãn của người lao động

Mức độ hài lòng của nhân viên là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công tại một doanh nghiệp. Sự hài lòng là một thước đo vô hình và khó có thể đong đếm chính xác được, nó chỉ có thể được đánh giá một cách tương đối. Sự hài lòng của người lao động có thể được điều tra qua phỏng vấn, bảng hỏi.. theo các tiêu chí về tiền lương, tiền thưởng, các phúc lợi, điều kiện làm việc,... Những đánh giá mức độ hài lòng này của nhân viên giúp doanh nghiệp

có được một cái nhìn khả quan về động lực làm việc và mức độ trung thành của đội ngũ nhân viên với doanh nghiệp.

Nếu người lao động cảm thấy hài lỏng thì kết luận người lao động có động lực làm việc và ngược lại. Nếu họ cảm thấy không hài lòng thì đồng nghĩa với việc công tác tạo động lực của công ty không hiệu quả và cần chấn chỉnh kịp thời. Doanh nghiệp cần phải đưa ra những điều chỉnh chính sách và giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của nhân viên, tạo sự hài lòng và gắn kết lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp. Làm thỏa mãn tất cả nhu cầu của người lao động là điều không thể, tuy nhiên doanh nghiệp nên tìm hiểu các biện pháp để thỏa mãn nhu cầu của người lao động ở mức tốt nhất để tạo động lực lao động cho họ và họ yên tâm làm việc tạo ra năng suất lao động cao. Và từ đấy doanh nghiệp sẽ giữ chân được những nhân viên có năng lực, giúp doanh nghiệp thực hiện thành công các hạng mục đã đề ra.

1.3.3.2. Năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc

Năng suất chính là tỷ số giữa đầu ra (sản phẩm, doanh thu, giá trị sản phẩm đầu ra theo giá cố định, giá trị hiện hành) và đầu vào (bao gồm vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm.

Năng suất lao động bình quận được tính theo công thức sau:

NSLĐ bình quân = (Đơn vị: đồng/người)

Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một doanh nghiệp, một dơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố như trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triễn khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô

và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.

Năng suất lao động của người lao động quyết định rất nhiều đến lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Tăng năng suất lao độngsẽ làm cho giá thành của sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm, tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm quỹ tiền lương, đồng thời giúp tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích, tạo động lực làm việc.

Đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động có thể thông qua các hoạt động đánh giá thực hiện công việc để đánh giá về số lượng, chất lượng công việc, tỉnh thần, thái độ của người lao động. Đối với người lao động gián tiếp thì năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được thể hiện qua tốc độ xử lý công việc, chất lượng và mức độ hoàn thành công việc đã được bàn giao.

1.3.3.3. Lòng trung thành của lao động

Lòng trung thành của người lao động được thể hiện khi họ cam kết gắn liền với thành công của doanh nghiệp và tin rằng làm việc cho doanh nghiệp này chính là sự lựa chọn tốt nhất của họ.Lòng trung thành của người lao động với doanh nghiệp được thể hiện qua số lượng người làm việc lâu năm và muốn làm việc lâu dài với tổ chức. Doanh nghiệp có thể đo lường lòng trung thành, mức độ gắn kết của người lao động bằng một số tiêu chí sau:

Tỷ lệ số nhân viên bỏ việc: Tỷ lệ này phản ánh tỷ lệsố người lao động rời bỏ doanh nghiệp. Tỷ lệ này quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tình hình ổn định nhân sự, làm phát sinh nhiều chi phí cho tuyển dụng, đào tạo mới, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp đồng thời cũng cho thấy có vấn đề liên quan đến thu hút và sử dụng lao động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ nhân viên muốn ra đi: Tỷ lệ này phản ánh số người lao động sẵn sàng ra đi khi có điều kiện. Doanh nghiệp xác định số nhân viên này thông qua các cuộc phỏng vẫn từ các đối thủ giả tạo từ bên ngoài hoặc xây dựng bảng hỏi để khảo.

lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như sự phát triển, tồn tại của công ty. Ban lãnh đạo cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp cho người lao động lâu năm, để họ có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty. Muốn có được lòng trung thành lâu dài của nhân viên thì doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác tạo động lực lao động.

1.3.3.4. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc nhân viên.

Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc của người lao động biểu hiện qua tính tự giác làm việc mà không cần sự giám sát chặt chẽ, sự năng động của người đó, thể hiện ham muốn lao động, nhu cầu cống hiển, chủ động giải quyết công việc, có trách nhiệm trong giải quyết công việc và trong mối quan hệ với đồng nghiệp, tính đổi mới trong phương pháp làm việc, thường xuyên để xuất ý tưởng, sẵn sàng đi sớm về muộn để hoàn thành công việc, sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở bất kỳ thời gian nào, thực hiện công việc của mình mà không phụ thuộc người khác. Đánh giá tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc có thể do đánh giá, đồng nghiệp và người quản lý trực tiếp đánh giá. người lao động.

Ngưởi lao động chủ động, sáng tạo sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo giúp người lao động nâng cao hiệu quả công việc, hoàn thiện kỹ năng và nâng cao khả năng xử lý công việc của mình, đam mê công việc hơn.

Tính chủ động, tích cực sáng tạo trong công việc của người lao động có thể được thể hiện qua tính tự giác làm việc mà không cần sự giám sát chặt chẽ, thể hiện ham muốn lao động, sự năng động của người họ, nhu cầu được cống hiến, trực tiếp giải quyết công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong giải quyết công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, có tính đổi mới trong phương pháp làm việc... Tính chủ động của người lao động còn biểu hiện quacách giải quyết công việc, có tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như các mối quan hệ với đồng nghiệp, đề xuất ý tưởng, sáng kiến mới được công nhận, thực hiện công việc mà không bị lệ thuộc vào người

khác… những việc này sẽ giúp tổ chức cải thiện được năng suất lao động,

Một phần của tài liệu 24_ NGUYEN THI THU TRANG (Trang 36 - 40)