Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nh dn và vai trò của cá nh n trong lịch sử

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 1): Phần 2 (Trang 29 - 33)

- Theo nghĩa rộng: Cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bƣớc ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phƣơng thức thay thế hình thá

b. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nh dn và vai trò của cá nh n trong lịch sử

trong lịch sử

- Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng t o lịch sử và là lực lượng quyết định sự phát triển lịch sử. Vai trò quyết định đối với tiến trình lịch sử của quần chúng nhân dân đƣợc xem xét trên 3 góc độ sau:

86

Thứ nhất, quần chúng nhân dân giữ vai trò quyết định trong sản xuất ra của cải vật chất, đảm bảo cho xã hội tồn tại, phát triển.

Vì sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời, mà quần chúng nhân dân là lực lƣợng cơ bản để tiến hành sản xuất vật chất, làm cho lực lƣợng sản xuất phát triển.

Thứ hai, quần chúng nhân dân là ngƣời sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần. Vì quần chúng nhân dân là ngƣời sáng tạo ra đời sống vật chất thì cũng quyết định đời sống tinh thần của xã hội. Triết học Mác không phủ nhận vai trò của các danh nhân văn hóa, nhƣng khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học nghệ thuật, văn học đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức…của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. Mặt khác, các giá trị văn hóa chỉ có thể đƣợc trƣờng tồn khi đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận, truyền bá sâu rộng và gìn giữ để trở thành giá trị phổ biến.

Thứ ba, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lƣợng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng.

Tóm l i, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động tinh thần, từ lĩnh vực kinh tế đến chính trị, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác nhau.

- Vai trò của cá nhân – lãnh tụ trong lịch sử

Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của m i cá nhân mà đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân

Khái niệm cá nhân dùng để chỉ m i con ngƣời cụ thể sống trong một cộng đồng nhất định và đƣợc phân biệt với con ngƣời khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó.

87

Cá nhân lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất, trƣởng thành từ phong trào của quần chúng, nắm bắt đƣợc những vấn đề căn bản nhất trong một lĩnh vực nhất định của hoạt động thực tiễn và lý luận. Đó là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật.

Để trở thành lãnh tụ, đòi hỏi phải là ngƣời có phẩm chất cơ bản sau;

Một là, có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt đƣợc xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại.

Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào nhiệm vụ dân tộc, quốc tế và thời đại.

Ba là, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh vì lợi ích của dân tộc, quốc tế thời đại.

Ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, dân tộc khác nhau, thời kỳ khác nhau khi lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết thì tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ từ phong trào quần chúng nhân dân, đáp ứng với yêu cầu của lịch sử. Lênin viết “Trong lịch sử, chƣa hề có một giai cấp nào giành đƣợc quyền thống trị nếu nó không đào tạo đƣợc trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”1.

Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong quan hệ mật thiết với vai trò quan trọng không thể thiếu của cá nhân lãnh tụ đối với lịch sử. Bởi:

+ Cá nhân lãnh đạo là ngƣời nhận thức sâu sắc quy luật khách quan của xã hội, giác ngộ, tổ chức quần chúng hành động phù hợp với tiến trình lịch sử.

+ Nhờ có vai trò của cá nhân lãnh tụ mà trí tuệ, nguyện vọng của quần chúng đƣợc đúc kết lại, định hƣớng và tổ chức hoạt động thống nhất, tạo nên sức mạnh có hiệu quả to lớn thúc đẩy lịch sử phát triển.

+ Nhờ có vai trò của lãnh tụ mà quần chúng chuyển hoạt động từ tự phát sang tự giác, từ kinh nghiệm sang khoa học, từ phân tán sang tổ chức thống nhất, từ đáp ứng nhu cầu hàng ngày, riêng lẻ sang khả năng giải quyết những nhiệm vụ to lớn của tiến bộ xã hội. Lịch sử xã hội sẽ phát triển tuân theo những quy luật khách quan, nhƣng nó mang theo dấu ấn của cá nhân lãnh tụ về sắc thái, tốc độ, bƣớc đi, hình thức phát triển.

+ Vai trò cá nhân lãnh tụ đặc biệt quan trọng trong những bƣớc ngoặt của lịch sử, tranh thủ

1

88

đƣợc khả năng tối ƣu thúc đẩy lịch sử phát triển. Trong những bƣớc ngoặt lịch sử, sự sáng suốt, tính quyết đoán và uy tín lãnh tụ có một tác dụng hết sức quan trọng đối với diễn biến tình hình. Nếu lãnh tụ sáng suốt thì phong trào phát triển nhanh, giành đƣợc thắng lợi. Nếu lãnh tụ phạm sai lầm nghiêm trọng thì phong trào bị tổn thất, lịch sử phải trải qua những “thăng trầm”, quanh co thậm chí có những bƣớc thụt lùi.

Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rằng, nguồn gốc sức m nh của lãnh tụ là trong phong trào quần chúng. Không có phong trào quần chúng thì không có lãnh tụ. Không có lãnh tụ riêng biệt tự thân, không gắn với một phong trào quần chúng nhất định.

* Ý nghĩa :

- Tôn trọng, bảo vệ, học tập lãnh tụ, nhƣng kiên quyết chống tệ sùng bái cá nhân. Đồng thời cần đề phòng và đấu tranh không khoan nhƣợng chống khuynh hƣớng phản động, phản khoa học nhân danh chống sùng bái cá nhân để bôi nhọ lãnh tụ chân chính của cách mạng, phỉ báng những thành quả cách mạng to lớn, đáng tự hào của quần chúng nhân dân dƣới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân.

- Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng, để đảm đƣơng đƣợc vai trò lãnh đạo cách mạng, Đảng phải luôn liên hệ mật thiết với quần chúng. Tuy nhiên bệnh quan liêu, tƣ tƣởng phong kiến, gia trƣởng vốn có giữa Đảng và quần chúng đã làm suy giảm tính tích cực của quần chúng nhân dân, đồng thời làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, quán triệt Chủ nghĩa Mác- Lênin và học tập tƣ tƣởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết đối với m i đảng viên, đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

89

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 1): Phần 2 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)