Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 00050008279 (Trang 29 - 30)

5. Cấu trúc của luận văn

1.6.1. Đối với doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, có vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp, là nền tảng, là mục tiêu, là động lực và là hệ điều tiết của sự phát triển. Văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp giảm xung đột, điều phối và kiểm soát, tạo động lực làm việc hay tạo lợi thế cạnh tranh.

a. Giảm xung đột giữa các thành viên và giữa cá nhân và tập thể

Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì yếu tố văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

Văn hóa doanh nghiệp còn đóng một vai trò then chốt trong việc giải quyết tận gốc rễ vấn đề xung đột quyền lợi giữa cá nhân và tập thể. Doanh nghiệp và các cá nhân trong doanh nghiệp có sự khác nhau về mục tiêu và đó là một vấn đề lớn trong quản trị. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp có thể hướng tất cả các thành viên về một mục tiêu chung là sự tự nguyện, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung.

b. Điều phối và kiểm soát

Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết, các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc,... Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ góp phần định hướng tốt cho doanh nghiệp trong tất cả các mặt của doanh nghiệp như phong cách lãnh đạo, văn hóa kinh doanh, văn hóa chất lượng, văn hóa tổ chức. Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.

c. Tạo động lực làm việc

Văn hóa doanh nghiệp không phải là những quy định cứng nhắc, cản trở tính sáng tạo của thành viên, ngược lại, những quan niệm chung về giá trị doanh nghiệp và những mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên mà văn hóa doanh nghiệp mang lại sẽ tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh, thúc đẩy khả năng đổi mới và sáng tạo của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc của mình làm, giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diễn vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng. Đây là lợi ích quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp bởi vì không có gì quý giá yếu tố con người trong doanh nghiệp, con người là nhân tố chủ chốt quyết định tất cả sự thành bại của doanh nghiệp.

d. Lợi thế cạnh tranh

Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

Một phần của tài liệu 00050008279 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w