Kinh doanh lữ hành

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 30 - 32)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.1.Kinh doanh lữ hành

1.2.1.1. Kinh doanh lữ hành

Theo cách tiếp cận của nhà kinh doanh du lịch tại Việt Nam thì lữ hành được hiểu là: “Việc thực hiện chuyến đi du lịch, theo kế hoạch, lộ trình,

chương trình định trước” [9, tr. 9]. Như vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành có nghĩa là hoạt động cung cấp chuyến đi du lịch với mục đích sinh lợi. Kinh doanh lữ hành (Tour operators) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói, hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình du lịch này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch, nhằm mục đích sinh lợi và thoả mãn nhu cầu của khách. [13, tr.32]

1.2.1.2. Doanh nghiệp lữ hành

Có thể hiểu “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”.[9, tr.9]

Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.

- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chương trình

du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa.

- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.

Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ của các nhà cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch chào bán mà còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng.

Từ đó, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa đầy đủ như sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng”. [13, tr. 33]

1.2.1.3 Đặc điểm kinh doanh lữ hành

Khác với các ngành kinh doanh hàng hoá, ngành kinh doanh lữ hành mang những đặc điểm sau:

Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch, có thể xem giá trị tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch quyết định độ phong phú của chương trình du lịch.

Yêu cầu khắt khe về chất lượng, không có trường hợp làm thử. Do đó cần có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Do tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành là rất lớn nên khi hoạt động cần tính đến phương án ngoài thời vụ.

Kinh doanh lữ hành cần một lượng lao động trực tiếp. Sản phẩm lữ hành mang tính chất phục vụ nhiều nên đòi hỏi sự khéo léo, lịch sự mà không

một loại máy móc nào thay thế được. Thời gian lao động phụ thuộc và thời gian mà khách tham gia chương trình. Đồng thời do chịu áp lực tâm lý lớn từ phía khách hàng nên cường độ lao động không đồng đều và rất căng thẳng. Như vậy công tác nhân lực trong kinh doanh lữ hành đòi hỏi rất cao và phải tuyển chọn kỹ lưỡng. Điều này giúp kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 30 - 32)