Phân tích thực trạng nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 42 - 45)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.3.Phân tích thực trạng nội bộ doanh nghiệp

Đây chính là việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Không doanh nghiệp nào mạnh hay yếu đều nhau về mọi mặt. Những điểm mạnh, điểm yếu, cùng với những cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài là những điểm cơ bản mà doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng chiến lược. Chiến lược được xây dựng dựa trên việc tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Xác định điểm mạnh hay điểm yếu là dựa trên sự so sánh với các công ty khác trong ngành và dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xác định được thế mạnh của mình để đưa ra được quyết định về việc sử dụng năng lực và khả năng của

mình. Việc xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp diễn ra trong các hoạt động: Phân tích tài chính, phân tích nguồn nhân lực và phân tích cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

1.2.3.1. Thực trạng tài chính của doanh nghiệp

Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp lữ hành phải có những nguồn vốn nhất định để tham gia hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này có thể là nguồn vốn chủ sở hữu, tức là vốn tự có của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể huy động các nguồn vốn khác từ bên ngoài, nguồn vốn đó có thể là vay ngân hàng, nguồn vốn huy động từ các chủ đầu tư, các đối tác… Trong quá trình phân tích cần thực hiện các công việc như phân tích số lượng, cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh hiện có. Khả năng huy động từ các nguồn vốn khác nhau, khả năng tài trợ. Phân tích hiệu quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh. Và đánh giá thực trạng của việc giải quyết các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp.

1.2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nhân tố con người điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường đòi hỏi người lao động phải có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực, có chuyên môn, có sức khoẻ tốt, có phẩm chất tâm lý nhiệt tình, hăng say, năng động, tư duy sáng tạo và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao. Người lao động được trang bị vốn kiến thức rộng trên hầu hết các lĩnh vực của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Ngoại ngữ được xác định như công cụ để hành nghề của lao động hướng dẫn. Ngoại ngữ và tin học được xác định như công cụ để hành nghề lao động tư vấn và bán sản phẩm lữ hành. Khả năng về thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, khả năng về tổ chức điều hành của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp là điều kiện quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Ước tính đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch đạt khoảng trên 500.000 lao động. Số lượng này vẫn chưa đáp ứng tiềm năng du lịch của đất nước cũng như yêu cầu của ngành du lịch ngày càng phát triển

nhanh và bền vững. Báo cáo tổng hợp về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam qua các năm 2000, 2005, 2009 cho thấy, hiện lao động trực tiếp của ngành du lịch đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm 9,7%; đạt trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chiếm 51% và có đến 39,3% trình độ dưới sơ cấp. Trong số đó chỉ có 43% được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về các ngành nghề du lịch, được đào tạo về các chuyên ngành khác ngoài du lịch hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn du lịch chiếm 57%. Về ngoại ngữ, so với các ngành khác, số lao động du lịch biết ít nhất một ngoại ngữ có tỷ lệ tương đối cao, chiếm khoảng 48%. Song, tỷ lệ này vẫn còn chưa cao khi đặc thù của ngành du lịch có đối tượng phục vụ trực tiếp là du khách trong nước và nước ngoài. Hơn nữa, người lao động trong ngành hiện nay chủ yếu là biết tiếng Anh, các ngoại ngữ khác chiếm tỷ lệ rất thấp nên chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của ngành. Đây cũng là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch, có tác động quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển ngành du lịch địa phương. Các doanh nghiệp du lịch có phát triển kinh doanh được hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên của mình. Nếu không có những con người có khả năng ở những vị trí thích hợp, chiến lược tuy được xác định đúng thì cũng khó thành công tốt đẹp. Vì vậy, việc quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng rất lớn đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành. Để đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực hiện tại trong doanh nghiệp như thế nào, cần tiến hành các công việc: Xác định số lượng lao động hiện tại, trình độ bình quân của các đối tượng lao động. Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi, trình độ…Dự đoán về nguồn nhân lực mà doanh nghiệp có nhu cầu trong tương lai và các nguồn tài trợ, các doanh nghiệp cần chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng lao động trong ngành.

1.2.3.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Trình độ tổ chức và quản lý các hoạt động trong kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp rất quan trọng. Để kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp thành công, phải tổ chức một cách có khoa học hợp lý, phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng và quản lý chặt chẽ các khâu thực hiện và sự phối kết hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ marketing, bộ phận điều hành hướng dẫn...

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 42 - 45)