Đối với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 115)

- Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý, khai thác tài nguyên với tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được tài nguyên và môi trường cho phát triển du lịch lâu dài của địa phương.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch của các doanh nghiệp tại địa phương, nhất là vào mùa du lịch cao điểm.

- Kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các KDL SKN áp dụng nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh – một sáng kiến bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng môi trường cũng như hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiện nay.

- Cần tăng cường hỗ trợ ngân sách và xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch địa phương; đầu tư mạnh mẽ hơn cho hoạt động xây dựng thương hiệu cho loại hình du lịch tắm bùn khoáng trở thành một trong những loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe đặc sắc nhất của địa phương.

- Có chiến lược để phát triển kết nối du lịch vùng Nam Trung bộ giữa các địa phương lân cận nhằm thu hút thêm nguồn khách, đồng thời tăng cường chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong phát triển du lịch.

- Cần chú ý đẩy mạnh các hoạt động thu hút, khuyến khích du khách Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông quay trở lại Nha Trang – Khánh Hòa để du lịch bởi đây là một trong những thị trường triển vọng và có sức mua lớn tại các KDL SKN.

- Sớm thành lập Hiệp hội đào tạo du lịch giữa các cơ sở đào tạo du lịch tại địa phương và Hiệp hội du lịch nhằm đạt được sự hiệu quả trong công tác đào tạo và sử dụng lao động theo nhu cầu thực tế.

3.3.2. Đối với các cơ quan quản lý khác tại địa phƣơng

- Có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng - đặc biệt là phát triển mở rộng đường sá, các bến bãi đỗ xe; chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch.

- Nhanh chóng đầu tư thực hiện phủ sóng mạng internet không dây toàn thành phố Nha Trang với chất lượng đường truyền tốt nhằm tăng khả năng tiếp cận thông tin về du lịch cũng như các lĩnh vực đời sống khác cho du khách và dân cư địa phương, thể hiện bộ mặt của một đô thị du lịch văn minh, hiện đại.

- Chú trọng hơn nữa công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách; kết hợp với chính quyền thành phố Nha Trang, lực lượng Công an, đội xung kích thành phố sớm có hành động quyết liệt để giải quyết các vấn nạn trộm cắp tài sản, ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Nha Trang - Khánh Hòa cũng như cảm nhận của khách du lịch về địa phương.

Tiểu kết chƣơng 3

Những nhận định chung về dịch vụ tại các KDL SKN tại Nha Trang cùng những nội dung trong các văn bản phát triển Du lịch Việt Nam và Khánh Hòa trong thời gian tới là những cơ sở lý luận và thực tiễn cho các giải pháp trong chương 3. Từ đó, những giải pháp cụ thể được đưa ra với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch và công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường đối với các KDL SKN tại Nha Trang. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng tính khả thi cho việc thực hiện các nhóm giải pháp, góp phần hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá ngành du lịch, giải quyết những tồn tại của ngành du lịch địa phương.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh, số lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta ngày càng tăng và mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế, trong đó sự đóng góp của các doanh nghiệp du lịch là rất quan trọng. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa và xu thế phát triển bền vững đặt ra cho ngành du lịch những thách thức trong cạnh tranh và đòi hỏi bắt buộc về tính chuyên nghiệp trong các sản phẩm dịch vụ của mỗi quốc gia và khu vực. Hơn nữa, nhu cầu của du khách ngày càng cao và đa dạng làm cho chất lượng dịch vụ du lịch luôn là yếu tố có vai trò quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, để đảm bảo thực hiện được nhiều mục tiêu phát triển du lịch của doanh nghiệp, địa phương và quốc gia, mỗi tổ chức kinh doanh du lịch cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Hiện nay, các khu du lịch suối khoáng nóng hay khu nghỉ dưỡng sử dụng nguồn tài thiên nhiên trong việc chữa bệnh và phục hồi sức khỏe được xem là những điểm du lịch không chỉ có sức hút lớn đối với du khách mà còn đáp ứng được xu thế phát triển du lịch bền vững. Cũng vì vậy, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch này phải được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ để từ đó có những giải pháp phát triển phù hợp và hữu hiệu.

Với sự phát triển đa dạng trong các loại hình tổ chức kinh doanh du lịch tại Nha Trang, công tác nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch tại các khu du lịch suối khoáng nóng trên địa bàn có thể xem là vấn đề còn khá mới mẻ nhưng lại có tác động quan trọng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp cũng như sự phát triển du lịch của địa phương hiện nay.

1. Kết quả đạt đƣợc và hạn chế của đề tài

1.1. Kết quả đạt đƣợc

- Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch từ việc vận dụng kiến thức và việc thu thập, tổng hợp tài liệu.

- Luận văn đã xác định được các yếu tố chủ yếu tác động đến cảm nhận cũng như mức độ hài lòng của khách hàng tại các KDL SKN, là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch tại các doanh nghiệp này.

- Thông qua quá trình khảo sát thực địa, điều tra ý kiến khách du lịch cũng như trao đổi với các cán bộ quản lý, luận văn đã tổng hợp được các thông tin có tính chất định tính và định lượng, mô tả thực tế về thực trạng hoạt động và đánh giá chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch của các KDL SKN tại Nha Trang.

- Luận văn đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch của các KDL SKN tại Nha Trang, đồng thời đưa ra các kiến nghị phù hợp với thực trạng hoạt động của các KDL SKN và ngành du lịch địa phương nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường du lịch; đồng thời góp phần cải thiện những hạn chế của các yếu tố tác động đến CLDV du lịch theo cảm nhận của du khách.

1.2. Hạn chế

- Việc điều tra ý kiến khách du lịch tại một điểm nghiên cứu điển hình có thể dẫn đến một vài nhận định chưa thật sự xác thực khi quá trình hình thành và phát triển, quy mô và mục tiêu của các KDL SKN có ít nhiều điểm khác nhau.

- Điều tra ý kiến du khách được tiến hành từ tháng 4 đến đầu tháng 7 không phải là mùa cao điểm của khách du lịch quốc tế tại Nha Trang, do vậy, việc thu nhận ý kiến du khách quốc tế về chất lượng dịch vụ KDL SKN chưa được tiến hành rộng khắp và đầy đủ.

- Vì lý do khách quan liên quan đến tình hình chính trị giữa Trung Quốc và khu vực Biển Đông nên luận văn không tiến hành khảo sát được ý kiến của du khách từ Trung Quốc, Đài Loan,… về chất lượng dịch vụ mặc dù đây là thị trường du khách có nhiều triển vọng phát triển đối với các KDL SKN tại Nha Trang.

- Những hạn chế về kiến thức chuyên ngành kinh tế và quản trị chất lượng khiến cho việc phân tích các chỉ số kinh doanh và đề xuất các giải pháp trong luận văn thiên về mô tả chung chung, mang tính định tính mà chưa đưa ra được những

nhận định có tính định lượng chuyên sâu cũng những những mô hình phát triển.

2. Hƣớng phát triển của đề tài

- Đề tài có thể phát triển theo hướng đánh giá chất lượng dịch vụ của riêng lĩnh vực hoạt động của các KDL SKN tại Nha Trang, qua đó, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của từng nhân tố trong lĩnh vực này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có thể áp dụng việc nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch với các doanh nghiệp du lịch khác trên địa bàn thành phố Nha Trang như các resort, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch,…

- Đề tài có thể mở rộng nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch đối với các khu du lịch và điểm vui chơi, giải trí trên toàn thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Tuấn Anh (2008), Du lịch sức khỏe, Vietnam Tourism Review, số 5/2008, tr. 45-47

2. Lê Tuấn Anh (2013), Du lịch thế giới và những tác động đối với du lịch Việt Nam, Vietnam Tourism Review, số 4/2013, tr. 24-25

3. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch,

Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

4. Sơn Hồng Đức (2012), Quản trị kinh doanh khu nghỉ dưỡng – Lý luận và thực tiễn, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh

5. Lưu Thanh Đức Hải (2012), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học ĐHCT, số 22b, tr. 231-241.

6. Mai Hồng, Nâng cao chất lượng du lịch Việt Nam: Bài toán khó giải, www.vov.vn , http://vov.vn/van-hoa/du-lich/bai-3-nang-cao-chat-luong-du-lich- viet-nam-bai-toan-kho-giai-106680.vov , cập nhật 06/03/2009.

7. Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2007), Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

8. Đoàn Hương Lan và Nguyễn Tư Lương (2012), Du lịch chữa bệnh tại Việt Nam,

Vietnam Tourism Review, số 3/2012, tr. 46-47

9. Phạm Quang Lung, Tắm bùn khoáng trị bệnh, www.i-resort.vn, http://www.i- resort.vn/tam-bun-khoang-tri-benh-33-26-2-article.html , cập nhật 31/7/2014

10.Phạm Trung Lương - Chủ biên (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội

11.Trần Thị Mai (2006), Giáo trình Tổng quan Du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội

12.Nguyễn Văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Hội

13.Tùng Minh, Tắm bùn khoáng - sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa,

www.ktv.org.vn, http://ktv.org.vn/Default.aspx?TabID=59&CatID=5d193d8f- db70-438e-bf99-f4c5f6e7b93b&NewsID=e57919cb-e06e-4230-ab77-

0bc4e2b12a17 , cập nhật 19/02/2014

14.Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

15.Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012), Giáo trình Quản trị chất lượng, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

16.Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội

17.Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa (2004), Đặc điểm khí hậu & thủy văn tỉnh Khánh Hòa, Khánh Hòa

18.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2011), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa, Khánh Hòa

19.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2013), Sổ tay hướng dẫn Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động du lịch (tái bản), Khánh Hòa

20.Đinh Công Thành và nhóm tác giả khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, (2012),

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Phú Quốc, Kỷ yếu khoa học Trường đại học Cần Thơ, tr. 195-202.

21.Xuân Thành, Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng i-resort Nha Trang – Nơi thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gian như ngừng lại, www.baokhanhhoa.com.vn,

http://www.baokhanhhoa.com.vn/kinh-te/201202/khu-nghi-duong-suoi-khoang- nong-i-resort-nha-trang-noi-thoi-gian-nhu-ngung-lai-2129826/, cập nhật 08/02/2012

22.Thanh Thảo, Tắm bùn khoáng “đặc sản” Nha Trang,

www.baokhanhhoa.com.vn , http://www.baokhanhhoa.com.vn/diem-du-

lich/201304/Tam-bun-khoang-dac-san-Nha-Trang-2232754/, cập nhật 24/4/2013

23.Phan Thăng (2012), Quản trị chất lượng, Nxb Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh

24.Thủ tướng Chính Phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

25.Thủ tướng Chính Phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

26.Nguyễn Văn Thung (2005), Hỏi đáp về Luật Du lịch năm 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

27.Lê Thị Tuyết và nhóm tác giả Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh – Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2014), Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 4, tr. 620-634.

28.Viện ngôn ngữ học (2005), Tự điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng

Tiếng Anh

29. Jay Kandampully , Connie Mok , Beverley A. Sparks (2001), Service Quality Management in Hospitality, Tourism, and Leisure, Haworth Hospitality Press.

30. Soultana Tania Kapiki, Quality Management in Tourism and Hospitality: an Exploratory Study among Tourism Stakeholders,

http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2150570 , up dated 4/2012.

31. Williams, C. - Buswell, J. (2003), Service quality in leisure and tourism,CABI Publishing Website 32. www.i-resort.vn 33.www.tambuntramtrung.vn 34.www.thapbahotspring.com.vn 35.www.baokhanhhoa.com.vn 36.www.nhatrang-travel.com/ Thống kê du lịch 37.www.unwto.org/en/content/quality-tourism 38.www.vietnamtourism.gov.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. Phiếu điều tra ý kiến khách du lịch về chất lƣợng dịch vụ của Khu du lịch suối khoáng nóng I-resort tại Nha Trang

1.1. Phiếu tiếng Việt

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ CỦA KHU DU LỊCH SUỐI KHOÁNG

NÓNG I-RESORT TẠI NHA TRANG

Rất mong quý khách dành chút thời gian để trả lời cho chúng tôi một số câu hỏi sau đây. Tất cả thông tin trong Phiếu Điều tra này (gồm 3 trang) sẽ chỉ được sử dụng duy nhất vào mục đích thống kê và nghiên cứu cho đề tài Luận văn Cao học.

I. THÔNG TIN CHUNG: (Vui lòng đánh dấu (

) vào ô được chọn)

1. Quý khách đến Nha Trang du lịch theo hình thức:

 Cá nhân tự đi

 Đi cùng gia đình  Công ty/cơ quan tổ chức

 Mua tour của doanh nghiệp lữ hành

 Đi theo nhóm bạn bè

 Hình thức khác (xin ghi rõ): ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Lý do Quý khách lựa chọn dịch vụ tắm khoáng nóng và bùn khoáng tại Nha Trang:

 Do đã có sẵn trong tour du lịch  Vì mục đích sức khỏe

 Do sự độc đáo của dịch vụ này  Muốn sử dụng dịch vụ cho biết

 Lý do khác (xin ghi rõ): ...

3. Quý khách biết đến dịch vụ tắm khoáng nóng và bùn khoáng của khu du lịch này thông qua:

 Chương trình tour của công ty lữ hành

 Phương tiện truyền thông (Truyền hình, Báo chí, Website, Hội thảo chuyên đề...)  Giới thiệu của bạn bè, người thân đã từng sử dụng dịch vụ

II.NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI KHU DU LỊCH I-RESORT: (Vui lòng đánh dấu (

) vào ô được chọn)

Số NỘI DUNG NHẬN XÉT Ý KIẾN DU KHÁCH

Một phần của tài liệu Luận văn (3) (Trang 115)