7. Kết cấu luận văn
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài
1.4.1.1. Đặc điểm ngành và lĩnh vực hoạt động
- Ngành, lĩnh vực có thƣơng hiệu đƣợc đánh giá cao trong nền kinh tế sẽ có tác động tốt đến ngƣời lao động, làm cho họ có động lực lao động tốt hơn
- Ngành, lĩnh vực chƣa có thƣơng hiệu vì làm ăn yếu kém, scandal hoặc những ngành nghề còn chƣa đƣợc coi trọng sẽ làm cho ngƣời lao động không có động lực làm việc.
1.4.1.2. Bối cảnh của nền kinh tế
Một nền kinh tế tăng trƣởng, suy thoái hay có nhiều biến động cũng là một trong những nhân tố tác động tới việc tạo động lực lao động của doanh nghiệp.
Khi tình hình kinh tế tăng trƣởng phát triển tốt, sức mua của ngƣời tiêu dùng cũng sẽ tăng, dẫn tới nhu cầu về sản phẩm hàng hóa cũng tăng, sản xuất kinh doanh phát triển. Đây chính là điều kiện để có doanh thu lợi nhuận để
doanh nghiệp có thể thực hiện các chính sách, biện pháp tạo động lực tốt hơn. Bên cạnh đó, khi hoạt động kinh doanh phát triển, bản thân ngƣời lao động có cuộc sống khấm khá hơn, do đó có nhiều nhu cầu hơn, đòi hỏi nhiều biện pháp tạo động lực hơn.
Ngƣợc lại, khi nền kinh tế bị khủng hoảng, sản xuất kinh doanh thu hẹp ngƣời lao động đứng trƣớc nguy cơ mất việc làm, thất nghiệp khi đó động lực làm việc của ngƣời lao động bị suy giảm. Nếu doanh nghiệp vẫn lo cho ngƣời lao động, hạn chế việc sa thải, giữ việc làm cho họ, khi đó cho ngƣời lao động sẽ có động lực làm việc hơn vì doanh nghiệp chia sẻ rủi ro với họ.
1.4.1.3. Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động
Đặc điểm, cơ cấu, cung cầu, giá cả của thị trƣờng lao động có ảnh hƣởng gián tiếp đến việc tạo động lực lao động trong tổ chức. Nếu thị trƣờng lao động ở tình trạng dƣ thừa một loại lao động nào đó, những ngƣời lao động thuộc loại lao động này làm việc trong tổ chức sẽ cảm thấy “lo lắng” bởi họ cảm nhận đƣợc nguy cơ mất việc làm. Cá nhân họ sẽ có động lực lao động cao hơn với mục đích giữ đƣợc việc làm. Ngƣợc lại, khi một lao động nào đó khan hiếm, những lao động thuộc nhóm đó sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm với mức thu nhập cao hơn và điều kiện tốt hơn.
Nếu tiền lƣơng của ngƣời lao động trong doanh nghiệp, tổ chức cao hơn mức lƣơng trên thị trƣờng lao động sẽ làm cho ngƣời lao động có động lực làm việc, muốn gắn bó, làm việc lâu dài và ngƣợc lại, nếu tiền lƣơng trong doanh nghiệp, tổ chức thấp hơn mức lƣơng trên thị trƣờng lao động thì động lực làm việc của ngƣời lao động sẽ giảm, giảm sự gắn bó với doanh nghiệp.
Vì vậy, tổ chức buộc phải điều chỉnh chính sách tạo động lực lao động cho phù hợp để thu hút và giữ chân ngƣời lao động.
1.4.1.4. Các quy định của pháp luật, Chính phủ
Các quy định của Luật pháp và Chính phủ đặc biệt là luật pháp về lao động là cơ sở pháp luật quan trọng để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là ngƣời công nhân sản xuất khi họ ở
vào thế yếu hơn trong quan hệ lao động. Luật pháp nói chung và luật pháp về lao động nói riêng đảm bảo cho mọi ngƣời có đƣợc sự bình đẳng trên thị trƣờng lao động, chống lại sự phân biệt đối xử, là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện nhằm tạo động lực tốt cho ngƣời lao động.
Các quy định pháp luật về tiền lƣơng, BHXH, BHYT, BHTN, ATVSLĐ,… có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến tạo động lực lao động cho Công nhân sản xuất. Những chế độ đó nếu bảo đảm cuộc sống của họ thì động lực lao động của họ sẽ cao, nếu chƣa thỏa đáng thì động lực lao động của họ sẽ giảm đi.
Vì vậy, pháp luật phải bám sát cuộc sống, hiểu đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng, điều kiện làm việc của ngƣời lao động thì họ sẽ yên tâm làm việc, tin tƣởng vào quyền lợi đƣợc thực thi và bảo vệ.