Thực trạng quy định về nguyên tắc quản trị trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 63 - 64)

Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, sự tồn tại của pháp luật QTCT bắt nguồn từ chính đời sống kinh doanh, từ thực tiễn tổ chức và vận hành các tổ chức kinh doanh. Tầm quan trọng của pháp luật QTCT là cơ sở thực chứng cho sự tồn tại và phát triển của chúng. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy pháp luật QTCT ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu hiện nay [34, tr.3], [30, tr.18], [25]. Pháp luật QTCT không đơn giản chỉ ảnh hưởng đến tính sống còn của một công ty mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định xã hội. Bởi bản thân công ty không phải là một cá thể độc lập tuyệt đối mà là một bộ phận xã hội thu nhỏ, một thực thể sống của nền kinh tế. Những khiếm khuyết của hệ thống QTCT sẽ gây ra những hậu quả to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội.

Ở Việt Nam, LDN đã giải quyết những vấn đề cơ bản của QTCT trên cơ sở áp dụng thông lệ quốc tế và có sự điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn của Việt Nam. Theo đó, LDN đã thiết lập khung QTCT hướng tới các nguyên tắc quản trị hiệu quả theo khuyến nghị của OECD. Những nguyên tắc này không có tính ràng buộc mà chỉ cung cấp các định hướng và tinh thần cho việc xây dựng một hệ

thống QTCT tốt. Đây là bộ nguyên tắc quốc tế đầu tiên về QTCT được chính phủ các nước chấp nhận và thông qua một cách rộng rãi, bao gồm các nguyên tắc sau: (i) Bảo đảm cơ sở cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả; (ii) Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chính; (iii) Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; (iv) Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT; (v) Công bố thông tin và tính minh bạch; (vi) Trách nhiệm của HĐQT.

Tuy nhiên, thực trạng pháp luật doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam cũng cho thấy các nguyên tắc này chưa thực sự được thể chế hóa một cách đầy đủ và triệt để trong LDN cũng như các đạo luật chuyên ngành khác có liên quan đến vấn đề quản trị CTCP.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 63 - 64)