ĐẤT SOLONCHAT; SOLONET VÀ SOLOT

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐỊA LÝ THỔ NHƯỠNG pptx (Trang 50 - 51)

CHƯƠNG 6: CÁC ĐỚI ĐẤT

6.7. ĐẤT SOLONCHAT; SOLONET VÀ SOLOT

Các loại đất này là những loại đất nội vùng, xuất hiện xen kẽ ở những vùng đồng cỏ và sa mạc, tạo nên những đốm, đôi nơi những đốm này cũng rất lớn. Ở Liên Xô loại đất này chiếm 750.000km2, chiếm 3,4% tổng diện tích.

- Đặc điểm điển hình là xuất hiện các muối tan. Trong số chúng quan trọng là NaCl; Ca2SO4; NaHCO3; Na2CO3. Điều cơ bản nguồn tích luỹ muối là những đá mẹ chứa muối phân bố nông và mặn hoá do nước ngầm. Đó là những trầm tích bển, lục địa do hiện tượng biển lùi.

Sự xuất hiện muối là do:

1. Dâng nước mao quản từ nước ngầm mặn (đây là nguyên nhân chính). 2. Do gió chuyển muối cùng với bụi từ biển và các hồ nước mặn.

3. Do nước giáng thuỷ rửa muối từ những yếu tố địa hình cao xuống chỗ thấp. 4. Do sự khoáng hoá xác các thực vật ưa mặn (galofit), trong chúng chứa nhiều muối, đôikhi đến 50% trọng lượng chất khô.

5. Do tưới tiêu không hợp lý.

Nghĩa là ở vùng này muối xâm nhập từ dưới lên và từ trên xuống.

Quá trình mặn hoá (đất Scholonchat) luôn gắn iền với quá trình Sololet hoá đất (đất Solonet) nhưng không được nhầm 2 quá trình này.

a) Quá trình mặn hoá là sự tích luỹ trong đất (trong toàn pd hoặc từng tầng riêng biệt) các muối dễ tan. Còn

b) Quá trình solonet hoá - là quá trình thay thế các cation Ca; Mg ở keo đất bởi ion Na+

Phân loại và cách gọi tên đất: Các quá trình mặn hoá, thoát muối và solot hoá đất được biểu hiện ở các mức độ khác nhau và dẫn đến sự hình thành 3 kiểu đất cơ bản; Solonchat - là những đại diện điển hình của đất mặn hoặc đất solonet - loại

đất nhiễm mặn. Và loại thứ ba chiếm vị trí đặc biệt là đất solot - một loại đất podzôl rất giàu silic vô định hình ở các tầng trên. Loại đất này được hình thành do kết quả của quá trình solot hoá, bản chất của nó là thay thế các ion Na+ hấp phụ bởi các ion H+.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐỊA LÝ THỔ NHƯỠNG pptx (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w