QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ SỰ THÀNH TẠO GLÂY VÀ NHỮNG TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT GLÂY
4.2.3. Sự biến đổi thành phần khoáng của đá gốc.
Trong những điều kiện kỵ khí và ở giai đoạn đầu của quá trình glây hoá sự huy động hydroxyt Fe tạo thành những cái màng trên bề mặt các hạt khoáng và chỉ sau đó những axit hữu cơ mới có đủ các alumosilicat được giải phóng khỏi oxyt Fe, thành tạo ra những phức hữu cơ - kim loại với Al và chuyển hoá Al vào dung dịch.
Do đó, glây hoá gây nên sự hoà tan oxyt Fe và làm tăng tính linh động của nguyên tố này, làm tăng nồng độ các axit hữu cơ có khả năng công phá, gián tiếp tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển mạnh Al, Evseev (1968) chỉ rõ, những dịch chiết rút hữu cơ tách nhôm khỏi lưới tinh thể khoáng chất theo cường độ sau:
Mutcovit > microclin > Vecmiculit > bentonit > caolinit
Sự tăng tính linh động của Al, có lẽ liên quan đến sự chuyển hoá vào trạng thái dung dịch ion Al hoá trị 3 từ các lớp octaedr và tetraed của lưới tinh thể các khoáng, cũng như đến sự thay thế đồng hình Al trong những điều kiện khử.
Như vậy, trong quá trình glây hoá xảy ra sự phá vỡ alumisilicat và trong quá trình này những axit hữu cơ phân tử bé cũng như những axit mùn cao phân tử có
khả năng phá huỷ các khoáng và chuyển hoá những nguyên tố kiềm và kiềm hổ, axit silic; Fe và Al vào dung dịch.
Sơ đồ dưới biểu thị sự chuyển hoá khối khoáng của các đá hình thành đất trong những điều kiện kỵ khí do ẩm độ dư thừa.
Phân huỷ sản phẩm thực vật trong những điều kiện kỵ khí.
Sự tích luỹ các hợp phần có khả năng công phá
→ Sự hoà tan và rửa trôi cacbonat của các kim loại kiềm thổ →
Sự hoà tan hydroxyt Fe+3 khử nó thành protoxyt.
Sự thành tạo các muối khoáng của Fe+2 (chủ yếu cacbonat và
bicacbonat) và các phức hữu cơ - khoáng với Fe+2 và Fe+3
→
Giải phóng các hạt khoáng của đá gốc (hoặc đất) khỏi những màng hydroxyt Fe+3 các alumosilicat chuyển vào dung dịch những ion Fe từ những silicat nguyên sinh
→
Sự thay thế đồng hình Al bởi những ion Fe+2 từ mạng lưới tinh thể của các alumosilicat (hydromica hoá nontronit hoá; clorit hoá)
→
Phân huỷ một số, chủ yếu là các khoáng nguyên sinh (amfibol; Clorit; mica)
Sự xuất hiện các khoáng oxit trong những vùng thoáng khí -
lapidocrokit; hydrogơtit; gơtit- thành tạo gipxit (tổng hợp khoáng thứ sinh).
CHƯƠNG 5: