Các đặc điểm đất.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐỊA LÝ THỔ NHƯỠNG pptx (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 6: CÁC ĐỚI ĐẤT

6.1.3. Các đặc điểm đất.

Đất vùng đài nguyên gồm các loại:

1. Đất đa giác; là loại thành tạo bề mặt điển hình nằm ở chính vùng Bắc Cực nhất, loại này thể hiện tính "đất" ít. Đó là bề mặt của cát, và do băng giá nứt nẻ thành các hình đa giác và ở những chỗ nứt nẻ có nhiều thực vật bậc thấp. Kích thước của một đa giác lớn đạt đến 6-10m, trung bình 1-2m. Nếu những đa giác này được bao phủ rêu, địa y thì đó là những loại đất sơ sinh có tầng mùn dày 2cm; hàm lượng mùn 1%.

2. Đất đầm lầy đài nguyên: đặc điểm điển hình xuất hiện tầng glây màu xanh nằm dưới ngay tầng thảm mục của rêu và địa y hoặc ngay bên trên tầng băng vĩnh cửu. Ở đất này tầng lầy không lớn, độ dày khoảng 8cm, dưới đó là tầng glây có những đốm xanh lẫn với các chất hữu cơ.

3. Đất podzol đầm lầy: Dưới lớp than bùn bề mặt dày khoảng 3cm là tầng podzol độ dày khoảng 10cm, dưới tầng này là tầng tích tụ chứa các hợp chất được rửa trôi của Fe, mùn.

Vùng đài nguyên thường chia ra 4 phụ vùng:

1. Đài nguyên Bắc cực; 2) Đài nguyên cận Bắc cực; 3) Đài nguyên phía nam hoặc đài nguyên cây bụi và 4) Đài nguyên rừng.

Ba vùng phụ đầu điển hình cho vùng đài nguyên, còn phụ vùng 4 là phụ vùng chuyển tiếp giữa đài nguyên và podzol.

Phụ vùng 1): Vùng đài nguyên Bắc cực phân bố ở những đảo của biển băng hà

phía Bắc. Đặc điểm của phụ vùng này thảm cỏ thực vật sơ sinh: rêu, địa y nhưng không tạo thành lớp dày mà chỉ có ở những khe nứt, ngoài ra không có loại thực vật nào khác. Điều kiện hình thành đất cực kỳ khắc nghiệt và phổ biến là những đá mẹ vỡ nứt thành các đa giác.

Phụ vùng 2): Phụ vùng cận Bắc cực hoặc phụ vùng địa y - rêu, vùng này rêu, địa y phát triển thành lớp dày và đổi chỗ đã xuất hiện cây bụi và đất đầm lầy glây chiếm ưu thế.

Phụ vùng 3) hoặc phụ vùng cây bụi: Ở đây dạng cây bụi chiếm ưu thế, nhất là

những thực vật đầm lầy. Do đó ở đây đất đầm lầy và đầm lầy podzol hoá chiếm ưu thế.

Phụ vùng 4): Phân bố ở phía Nam vùng đài nguyên và chuyển tiếp tới vùng

podzol, đã xuất hiện nhiều cây rừng hình thành các rừng. Do đó xuất hiện đất podzol, đất đầm lầy và đầm lầy glây.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐỊA LÝ THỔ NHƯỠNG pptx (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w