Các yếu tố tác động trong quá trình thực thi chính sách BĐG

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 25 - 26)

Yếu tố giáo dục, địa lý và kinh tế cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới. Qua khảo sát có thể thấy ở các vùng thành thị, tỉ lệ bất bình đẳng giới cũng ít hơn so với các vùng nông thôn, nơi còn chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Ở những nơi điều kiện giáo dục tốt, nam giới và cả nữ giới được tiếp xúc với kiến thức một cách dễ dàng, hiểu biết pháp luật thì tình trạng bất bình đẳng giới cũng được hạn chế hơn.

3.1.1. Yếu tố về kinh tế, xã hội

Điều kiện kinh tế cũng ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là tình trạng vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Cuộc sống kinh tế khó khăn, áp lực cuộc sống nặng nề dẫn đến việc không làm chủ được bản thân và có những hành vi trái pháp luật.

Định kiến giới vừa phản ánh sự bất bình đẳng giới, vừa củng cố duy trì thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội. Thể hiện rõ nhất của định kiến giới phải kể đến tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” đã ăn sâu bám rễ lâu đời. Mặc dầu, những năm gần đây cái nhìn về “con gái” trong xã hội đã cởi mở hơn. Vai trò và vị trí của phụ nữ được nâng cao và được khẳng định hơn. Nhưng tư tưởng thích con trai hơn nên nhiều phụ nữ sẵn sàng phá thai nếu biết thai nhi là con gái bất chấp điều đó có hại như thế nào đối với sức khỏe. Còn đối với huyện Phú Ninh, một huyện còn thấp về khả năng tiếp cận dịch vụ chẩn đoán giới tính thai nhi sớm đã xảy ra tình trạng có nhiều gia đình vẫn tiếp tục sinh tiếp con thứ 3, thứ 4 cho đến khi sinh đươc con trai mới thôi.

Chính những tư tưởng này đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính ởViệt Nam. Theo kết quả điều tra mới nhất về các vấn đề nóng của dân số Việt Nam của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho thấy, năm 2007 cứ 112 bé trai ra đời mới có 100 bé gái được sinh ra, cao hơn năm 2006 và hơn mức bình thường (tỷ lệ 107/103) [2].

Trong quan niệm của người Việt Nam, xã hội đặt những chuẩn mực riêng đối với các em gái như chăm làm, duyên dáng, nấu ăn giỏi, biết may vá, thêu thùa... Phụ nữ cũng không được khuyến khích tham gia vào lĩnh vực chính trị hay trở thành lãnh đạo, bởi theo quan niệm của nhiều xã hội, đó vẫn là vai trò của nam giới. Khi phụ nữ tham gia vào những lĩnh vực này, họ sẽ mất đi vẻ "nữ tính". Những chuẩn mực đó đã khiến các em gái tập trung phát triển các kỹ năng để sau này làm một người nội trợ giỏi hơn là chú ý đến những kỹ năng để sau này kiếm được việc làm tốt hay đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, khi ra trường và tham gia vào thị trường lao động, phụ nữ nói chung sẽ thấp kém hơn nam giới cùng lứa.

3.1.2. Yếu tố về khoảng cách địa lý

Yếu tố về khoảng cách địa lý cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới. Với đặc thù là địa phương có điểm xuất phát về kinh tế - xã hội còn rất thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp manh mún, năng suất thấp, hơn 70% dân số sống bằng nghề nông; Cơ sở hạ tầng thấp kém thiếu đồng bộ; nhất là hạ tầng giao thông giữa một số xã trên địa bàn huyện chưa được kết nối, còn bị chia cắt; có 1 thôn của xã Tam Lãnh người dân tộc thiểu số sống khá xa và khá cách biệt với trung tâm hành chính xã và huyện nên vấn đề tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ còn rất hạn chế; nhận thức của cả nam và nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản còn nhiều bất cập. Tài liệu, chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng dành cho người dân tộc thiểu số chuyên về lĩnh vực này hầu như rất ít. Tuy nhiên chính sách riêngbiệt hoặc sự hỗ trợ của các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện chính sách BĐG đối với vùng đồng bào dân tộc Kor Tam Lãnh chưa được quan tâm đúng mức.

Ngay sau khi chia tách huyện, mặc dù còn bộn bề những khó khăn, phúc tạp nhưng Huyện ủy đã xác định phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng thành công huyện nông thôn mới. Huyện ủy đã ban hành nhiều văn bản về phát triển sự nghiệp giá dục đào tạo, trong đó có Nghị quyết 07-NQ/HU ngày 13/4/2007 về định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo giai đoạn 2007- 2010 và nhiệm vụ giải pháp thực hiện đến năm 2020. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội được quan tâm. Tuy nhiên, mặc dù có thể đạt được các chỉ tiêu đề ra, nhưng để có được bình đẳng giới thực chất thì vẫn còn là một thách thức lớn trong thực tiễn.

3.1.4. Yếu tố về kỹ năng lãnh đạo

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 25 - 26)