Hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đề cương tiếng việt thực hành (Trang 39 - 42)

II. Văn bản 1 Khái niệm

2.Hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt

2.1 Khái niệm

- Phép liên kết: là biện pháp, cách thức sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo ra mối liên kết trong văn bản

VD: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.

- Các phép liên kết

+ Các phép liên kết chung (ba loại phát ngôn)

Phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép tuyến tính + Các phép liên kết đặc thù:

 Phát ngôn hợp nghĩa: thế đại từ, tỉnh lược yếu, nối lỏng

 Phát ngôn ngữ trực thuộc: tỉnh lược mạnh, nối chặt

2.2 Các phép liên kết chung2.2.1. Phép lặp 2.2.1. Phép lặp

- Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn.

Phân loại

VD: Maria là nhà tạo mốt Hoancaclot là đồ bỏ đi

- Lặp từ vựng

VD: Cuối cùng em đã lớn lên

Cuối cùng bấc đã khêu đèn sáng trăng Cuối cùng thì lá cũng xanh...

VD: Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời ...

- Lặp ngữ pháp

VD: Lặp cấu trúc: C-V-B (đối từ, đối ý)

Buồn thay! Đàn muỗi vo ve bay, đuổi nhau quanh ngọn đèn. Lá cây sột soạt rụng, đuổi nhau trên đường nhựa

VD: Lặp cấu trúc V-B

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

VD: Lặp cấu trúc C-V

Mình về mình có nhớ ta Mình về mình có nhớ không

2.2.2 Phép đối: Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn vàkết ngôn những ngữ đoạn có ý nghĩa đối lập nhau. kết ngôn những ngữ đoạn có ý nghĩa đối lập nhau.

VD: Những người yếu đuối vốn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh

* Phân loại

- Đối trái nghĩa sử dụng các cặp từ trái nghĩa

VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng - Phép đối trái nghĩa lâm thời

VD: Tôi không muốn là bướm. Tôi chỉ muốn là tằm

- Phép đối miêu tả

VD: Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập đường

- Phép đối phủ định

VD: Họ tưởng Soan ngủ, càng trêu tợn. Nhưng Soan không ngủ, nước mắt chảy ướt cả gối

2.2.3. Phép thế đồng nghĩa: Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc sử dụng trongchủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn khác nhau có cùng một nghĩa chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn khác nhau có cùng một nghĩa

VD: Sài Gòn đã làm cho thế giới phải kinh ngạc. Sức sống của một thành phố mãnh liệt

* Phân loại:

- Phép thế đồng nghĩa từ điển

VD: Chị sẽ đan chiếc mũ đỏ nếu chị sinh con gái. Chị sẽ đan chiếc mũ xanh nếu chị đẻ con trai

- Phép thế đồng nghĩa phủ định

VD: Người Pháp đổ máu đã nhiều. Nhân dân ta hi sinh cũng không ít

- Thế đồng nghĩa lâm thời

VD: Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu cũng không lừa nổi nó

- Thế đồng nghĩa miêu tả

VD: Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp (...). Chị Dậu nghiến hai hàm răng (...) túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền

2.2.4. Phép liên tưởng: Là biện pháp liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủngôn và kết ngôn những ngữ đoạn có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số nét nghĩa chung.

VD: Anh không xứng là biển xanh Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

- Liên tưởng bao hàm

VD: Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài, lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ

- Liên tưởng đồng loại

VD: Khi con tu hú gọi bầy

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không

Một phần của tài liệu Đề cương tiếng việt thực hành (Trang 39 - 42)