Sang thế kỷ 16, đặc biệt thế kỷ 17 thương nhân và quý tộc phong kiến châu Âu đua nhau đi đến các vùng đất lạ để kiếm

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập lịch sử văn minh thế giới (Trang 35 - 36)

phong kiến châu Âu đua nhau đi đến các vùng đất lạ để kiếm vàng. Những hạm đội này ngày càng củng cố phát triển mạnh về kỹ thuật trang bị cải tiến hình dáng để vượt biển nhanh và an toàn.

-

10.1.1 Nguyên nhân

Có 2 nguyên nhân cơ bản thúc đẩy các nhà thám hiểm Tây Âu tìm đường sang Phương Đông:

- Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông. Tuy nhiên, nguy cơ bế tắc trong quan hệ buôn bán giữa lúc Châu Âu đang có nhu cầu mở rộng buôn bán thì con đường buôn bán giữa châu lục này với Châu Âu bị cản trở bởi người A Rập, Apghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ, họ chiếm giữ con đường sang Phương Đông quen thuộc ngang qua Byzantin, Trung Cận Đông đặc biệt người Thổ Nhĩ Kỳ đã cướp bóc bất cứ đoàn hành hương nào trên bộ hoặc trên biển của bất kỳ người nước nào mà họ bắt gặp, yêu cầu giải quyết mâu thuẫn trên đây dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý lớn - Do sự khát khao vàng bạc, gia vị, hương liệu quý: hồ tiêu, quế, gừng, … của tầng lớp quý tộc và thương nhân Châu Âu, đặc biệt ở Ấn Độ trong đó vàng chiếm 1 vị trí quan trọng sử dụng để phát triển kinh tế làm giàu cho họ.

10.1.2 Điều kiện

Thế kỷ XV, XVI Tây Âu đã có đủ điều kiện cho việc thưc hiện các cuộc phát kiến địa lý lớn:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập lịch sử văn minh thế giới (Trang 35 - 36)