Biện pháp 6: Nâng cao chất lượng vận động cho trẻ trong giờ giáo dục phát triển vận động.

Một phần của tài liệu sáng kiến một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề “nâng cao chất lượng phát triển vận động” cho trẻ 24 36 tháng (Trang 31 - 33)

cho trẻ, việc sử dụng các hình thức tổ chức trẻ phụ thuộc vào điều kiện tiến hành, nhiệm vụ của bài tập, nội dung buổi tập luyện, số lượng dụng cụ sử dụng, sân tập, lứa tuổi... Giáo viên cần phối hợp sử dụng các hình thức tổ chức trẻ tập luyện để đảm bảo hiệu quả cao của các hình thức giáo dục PTVĐ cho trẻ.

Với hình thức trên đã tạo cho trẻ luôn chú ý và phấn khởi, mong đợi đến lượt mình được thực hiện và hứng thú khi quan sát bạn khác tập. Nhờ đó mà giờ học trở nên sôi nổi và vô cùng hiệu quả.

4.6. Biện pháp 6: Nâng cao chất lượng vận động cho trẻ trong giờ giáo dụcphát triển vận động. phát triển vận động.

Phát triển vận động là hoạt động học tập trung nhiều nhất các loại vận động cơ bản và các động tác phát triển toàn thân.

Đối với trẻ 24 - 36 tháng thì hoạt động phát triển vận động giúp trẻ rèn luyện cơ thể, củng cố và phát triển các vận động đi, chạy, nhảy… giữ thăng bằng cơ thể. Tập cho trẻ có phản ứng nhanh nhạy với các hiệu lệnh. Tập phát triển các cử động bàn tay, ngón tay, luyện tập phối hợp các giác quan với vận động.

Mục đích của hoạt động phát triển vận động nhằm tích cực hoá hoạt động vận động hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực nhanh, mạnh, khéo, bền cho trẻ.

Vậy muốn để trẻ tự giác, hào hứng tham gia luyện tập mà không thấy chán nản và mệt mỏi là rất khó và để tạo cho trẻ sự hứng thú, say mê, tích cực vận động đạt kết quả cao lại càng khó hơn.

Sau khi tìm tòi suy nghĩ, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau để giúp trẻ tích cực vận động trong giờ học phát triển vận động.

+ Đầu tiên tôi cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, nắm vững phương

pháp dạy giờ học ngày hôm đó.

+ Đồ dùng dạy học đầy đủ, phải đẹp mắt, có thẩm mĩ vì đồ dùng đẹp dễ thu hút trẻ, dễ tạo nên hưng phấn.

+ Đảm bảo sân tập sạch sẽ, an toàn.

+ Nội dung bài dạy phải xuyên suốt, sáng tạo, không cứng nhắc. + Tổ chức giờ học đúng phương pháp, đúng trình tự.

Ví dụ: Đề tài - VĐCB: Đi trong đường hẹp

- TCVĐ: Bắt giấy

- Sau khi xác định rõ mục đích - yêu cầu của bài tôi đã đưa ra hình thức thi đua xuyên suốt cả một giờ học với trẻ để trẻ coi mỗi ngày đến lớp là một ngày hội.

Tôi đưa ra hình thức “Hôm nay trong khu rừng mở hội và tổ chức cho các con vật vào rừng chơi xem ai nhanh, ai khéo. Nhưng để đến được khu rừng các con vật phải đi qua một con đường mòn rất hẹp, các con nhớ phải đi cẩn thận nhé”.

- Ngoài hình thức tổ chức hội thi ra tôi còn cho trẻ đọc vè kết hợp chơi trò chơi dân gian nhẹ nhàng… để dẫn dắt trẻ vào bài, gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu giờ học.

Khi đã tạo cho trẻ tâm thế hào hứng, phấn khởi chuẩn bị tham gia vào vận động thì tôi cũng rất chú ý tạo hứng thứ cho trẻ trong phần “Khởi động”: Với phần khởi động tôi sử dụng nhạc tập theo chủ đề để tạo không khí rộn ràng, vui tươi cho trẻ đồng thời kết hợp sử dụng giấy đã dùng để tạo hứng thú cho trẻ.

Với bài tập phát triển chung tôi cũng sử dụng dụng cụ là giấy dụng cụ có tác dụng tốt tới việc hình thành tư thế đúng cho trẻ và cũng rất gây hứng thú cho

trẻ. Đặc biệt tôi sử dụng âm nhạc có nhịp điệu phù hợp, có giai điệu chậm vui tươi khi trẻ tập kết hợp với nhịp đếm của cô sẽ giúp trẻ hào hứng luyện tập, tăng tính nhịp điệu và hiệu quả tác động sẽ cao hơn.

Với trẻ 24 - 36 tháng vận động cơ bản rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và thể trạng của trẻ. Khi dạy trẻ vận động cơ bản tôi luôn chú ý khi làm mẫu lần 1 không phân tích thì động tác cũng như hiệu lệnh của phải rõ ràng, dứt khoát. Khi đứng tôi luôn phải chú ý làm sao cho mọi trẻ đều thấy động tác hướng dẫn của cô.

Khi làm mẫu lần 2, tôi phải tập đúng kỹ thuật, chính xác, đẹp để trẻ có biểu tượng đúng về bài tập vận động cơ bản và kích thích trẻ thực hiện tốt.

Khi phân tích động tác, tôi luôn chú ý lời nói của mình phải có sức cuốn hút, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu và có cảm xúc. Nếu nói ngọng, đều đều và yếu ớt sẽ làm trẻ uể oải, chán nản.

Đồng thời tôi luôn hô hiệu lệnh rõ ràng, dứt khoát nhưng lại mềm mỏng để không gây áp lực, căng thẳng cho trẻ.

Khi tổ chức thi đua tôi phân chia trẻ thành 2 đội sao cho tương đối vừa sức, số lượng trẻ 2 bên bằng nhau. Việc thi đua sẽ làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc luyện tập.

Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động, để trẻ tích cực tham gia chơi, tôi sử dụng các đồ dùng sáng tạo có thẩm mỹ để kích thích trẻ tham gia chơi như: Mũ chim, mũ mèo, mũ gà, con bướm màu sắc sặc sỡ… dùng các tình huống và lời nói để kích thích trẻ tham gia chơi trò chơi tích cực.

Ví dụ: TCVĐ: Bắt bướm: Tôi dẫn dắt trẻ đến thăm nhà bạn vịt, tạo tình huống để trẻ tình cờ nhìn thấy bạn bướm, bạn bướm rủ các bạn nhỏ đi chơi và phải nhảy thật cao để bắt được bạn bướm. Sử dụng lời nói có ngữ điệu biểu cảm để động viên trẻ hào hứng chơi “Các bạn ơi, các bạn hãy nhảy thật cao để bắt được tớ nào”, “Các bạn giỏi quá, các bạn cố lên”

Sau khi áp dụng những phương pháp trên tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú với giờ học phát triển vận động và số trẻ tích cực vận động tăng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu sáng kiến một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề “nâng cao chất lượng phát triển vận động” cho trẻ 24 36 tháng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w