Biện pháp 5: Lựa chọn hình thức tổ chức sáng tạo, đa dạng, phong phú.

Một phần của tài liệu sáng kiến một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề “nâng cao chất lượng phát triển vận động” cho trẻ 24 36 tháng (Trang 27 - 31)

4.5.1. Sáng tạo các hình thức tổ chức.

Phát triển giáo dục thể chất là quá trình trẻ thực hành, trải nghiệm. Để quá trình vận động không bị đơn điệu, gây mệt mỏi và sự chán nản cho trẻ, giáo viên cần tổ chức cho trẻ thực hiện vận động dưới nhiều hình thức thi đua có lồng yếu tố vui chơi.

Để thực hiện nhiệm vụ PTVĐ cho trẻ, tôi thường tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như: Trong giờ học và ngoài giờ học. Các hoạt động giáo dục bao gồm: Thể dục sáng, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, giáo dục cá biệt... Trong các hình thức tổ chức trên thì hình thức giờ học là cơ bản vì trên giờ học vận động các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên giờ học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục PTVĐ. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực

vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà còn phụ thuộc đáng kể vào các cách thức tổ chức dạy học. Hiểu được điều đó, trong giờ học thể dục kỹ năng, tôi thường sử dụng rất đa dạng và phong phú về hình thức tổ chức.

Tùy vào từng chủ đề đang học mà tôi lựa chọn những hình thức dẫn dắt khác nhau và phải xuyên suốt tiết học để thu hút sự chú ý của trẻ.

Chủ đề “Những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu” đề tài “Đi trong đường hẹp” tôi tạo hứng thú đưa cho mỗi trẻ 1 chai nhựa. Sau đó dùng chai nhựa làm dụng cụ xuyên suốt giờ học. Tập bài khởi động với các kiểu đi (nhanh - chậm - thường). Dùng chai nhựa tập các động tác của bài tập phát triển chung. Chai nhựa xếp thành con đường hẹp và cho trẻ đi trong đường hẹp. Phần trò chơi củng cố cho trẻ dùng chai nhựa đập trúng bóng.

Giáo viên phải linh hoạt sáng tạo, lựa chọn các hình thức hay, hấp dẫn phù hợp với từng chủ đề, nội dung bài dạy nhằm thu hút sự chú ý của trẻ tạo hứng khởi cho trẻ ngay từ đầu.

4.5.2. Xây dựng các hoạt động trong giờ học thành một chương trình vui chơi cho trẻ phù hợp với từng nội dung các vận động, từng chủ đề.

Đặc thù của trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi bằng học”, chính vì vậy mà tôi luôn quan tâm tới việc xây dựng giờ học thành một chương trình vui chơi cho trẻ. Tại đây giống như một sân chơi để trẻ có thể thỏa sức chơi, thỏa sứa khám phá và thể hiện hết mình. Vai trò của người giáo viên giống như một người bạn chơi cùng với trẻ, do vậy giờ học sẽ không bị gò bó, cứng nhắc mà nó sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.

Ví dụ: Chủ đề “Bé và các bạn”

- BTPTC: Tập theo nhịp đếm 1,2;1,2. Kết hợp với giấy - VĐCB: Ném bóng về phía trước

- TCVĐ: Chuyển bóng

* Khởi động: Trẻ cầm giấy làm diều đi, chạy chậm, nhanh rồi ra hàng. * Trọng động: Cô giới thiệu tên VĐCB: Lần 2: Làm mẫu cho trẻ quan sát và phân tích động tác. Trong quá trình trẻ thực hiện VĐCB nếu sửa sai cho trẻ

cô mời bạn lên thực hiện lại động tác cùng trẻ. TCVĐ: Cô cho trẻ vo giấy thành quả bóng và ném bóng về trước.

* TC: Cho trẻ đi thẳng hướng chuyển bóng đến tặng bạn búp bê. * Hồi tĩnh: Trẻ cùng bạn đi lại nhẹ nhàng.

Giáo viên cần sáng tạo các hình thức tổ chức khác nhau: Đọc vè, tổ chức hội

thi... Bằng việc tôi luôn sáng tạo thay đổi hình thức đã gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động chơi - tập có chủ định, giúp trẻ tập trung, hăng hái tích cực tham gia vào các hoạt động.

Ví dụ: Khi dạy vận động “Đi có mang vật trên tay” của chủ đề “ Giác quan của bé” tôi đã xây dựng và tổ chức thành một chương trình tập luyện mang tên: “Hội thi bé khỏe ”. Đặc biệt khi cho trẻ tham gia chương trình, tôi đã cho trẻ được đội mũ của các giác quan, và tiến hành các nội dung, hình thức theo phong cách đội nào nhanh hơn… Điều đó đã làm trẻ lớp tôi rất hào hứng và tích cực tham gia vào hoạt động. Trẻ thực hiện các nhiệm vụ một cách tự giác, sôi nổi và đạt hiệu quả cao.

Cũng trong giờ học trên, để phát huy được tính tích cực của trẻ trong hoạt động, ở phần làm mẫu và phân tích động tác của VĐCB tôi đã để cho trẻ được lên tự trải nghiệm trước sau đó nói lên cảm nhận của mình và cách thực hiện theo ý hiểu của trẻ sau đó tôi mới chính xác lại bằng động tác và lời phân tích của mình và cho trẻ thực hiện.

Để phát huy được vai trò trung tâm của trẻ trong giờ học tôi cũng tận dụng mọi cơ hội có thể để trẻ được trải nghiệm và thể hiện mình. Một trong những cơ hội được tôi tạo ra cho trẻ đó là: Trẻ được cùng cô chuẩn bị môi trường, đồ dùng để tập luyện.

Khi trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động trẻ thực sự được làm chủ trong hoạt động, cô giáo giữ vai trò là người dẫn dắt và điều khiển chương trình. Trẻ tập luyện rất hăng say và hiệu quả.

4.5.3. Tổ chức cho trẻ tập dưới nhiều hình thức khác nhau trong quá trình thực hiện các bài tập vận động.

Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là giáo viên cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập cùng một lúc dưới sự hướng dẫn của mình. Hình thức này cho phép giáo viên cùng một lúc tác động lên toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động và có thể bao quát được toàn bộ số trẻ từ đó tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển các tố chất thể lực, phát triển tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập.

Để làm tốt điều này, tôi đã áp dụng trong hình thức tập đồng loạt khi dạy các bài tập phát triển chung, khi cho trẻ chơi trò chơi vận động. Đôi khi, nó cũng được áp dụng khi trẻ tập bài tập vận động cơ bản, nhưng phụ thuộc vào kỹ thuật của bài tập, và thường ở giai đoạn mới hình thành hoặc củng cố vận động.

4.5.3.2. Hình thức tập nối tiếp.

Hình thức tập nối tiếp là hình thức tập trẻ này tập nối tiếp trẻ kia với cùng một bài tập vận động. Hình thức này giúp tôi có điều kiện theo dõi, bao quát, giúp đỡ trẻ khi thực hiện vận động, kịp thời phát hiện những sai sót để sửa sai cho trẻ, khi chơi trò chơi vận động mang tính thi đua, khi cần sử dụng các dụng cụ lớn hoặc những vận động phức tạp. Hình thức này có thể áp dụng khi cho trẻ làm quen với vận động và khi hoàn thiện chúng. Một trường hợp đặc biệt của hình thức tập nối tiếp là hình thức tập theo vòng tròn. Trẻ liên tiếp thực hiện một loạt bài tập không nghỉ, trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. Do vậy giờ học trở nên sôi nổi, giúp giáo viên phát huy được tính tích cực của trẻ nhiều hơn.

4.5.3.3. Hình thức tập theo nhóm.

Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Khi tập theo nhóm là một nhóm tập, các nhóm khác theo dõi, quan sát bạn tập. Hình thức tập này giúp giáo viên dễ theo dõi và quản lí việc tập luyện của trẻ, tăng mật độ vận động cho trẻ. Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ được giáo dục tinh thần trách nhiệm,

bình tĩnh, tự hoàn thành kỹ năng vận động của mình, phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.

4.5.3.4. Hình thức tập cá nhân.

Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập. Tuy nhiên do mật độ vận động thấp nên tôi áp dụng hình thức này khi trẻ cần sự giúp đỡ, đảm bảo an toàn, khi trẻ ở giai đoạn

Một phần của tài liệu sáng kiến một số biện pháp thực hiện tốt chuyên đề “nâng cao chất lượng phát triển vận động” cho trẻ 24 36 tháng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w