Người sáng lập ra nguyên tử luận (Atomisme) là Leucippe (500 – 440 TCN). Ông đã xây dựng quan điểm cơ bản mà theo đó tất cả sự vật được hình thành từ những phần tử bé nhất, đơn giản, không phân chia, gọi là Atomos (những nguyên tử), và Kènon (khoảng không). Sau đó Démocrite (446 – 370 TCN), người Abdère, thuộc sứ Tharace, phát triển học thuyết ấy, trở thành đỉnh cao của chủa nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại.
Sinh thời Démocrite từng từ bỏ cuộc sống giàu sang, chu du khắp nơi, có mặt ở Ai Cập, Ba Tư, Ân Độ, Babylon, tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích về toán học, thiên văn học, triết học…Trở lại Hy Lạp, ông đến Athènes, tham dự các
1. Platon: Phédon, Bản dịch của trịnh Xuân Ngạn, Sài Gòn, 1961, tr. 249.2. G. W.F. Hegel: toàn tập. T. IX, Moskva, 1934. Tr. 324 – 325. 2. G. W.F. Hegel: toàn tập. T. IX, Moskva, 1934. Tr. 324 – 325.
buổi thuyết giảng của Anaxagore, gặp gỡ Socrate, nhưng không tán thành quan điểm của ai cả.
Démocrite viết khoảng hơn 70 tác phẩm trên nhiều lĩnh vực khác nhau như bàn về các vấn đề đạo đức, mỹ học, khoa học tự nhiên, toán học, y học, kỹ thuật…một số tác phẩm còn lưu giữ lại những trích đoạn, như “về tự nhiên”, “về lý trí”, “về trạng thái cân bằng của tinh thần”, “về bản tính con người”, “về hình học”, “về nhịp điệu và hòa hợp”, “về thi ca”, “về hội họa”, “về binh nghiệp”, “khoa chữa bệnh”…
Nguyên tử luận được xây dựng trên cơ sở thừa nhận nguyên tử (tồn tại) và khoảng không (hư vô) là những bản nguyên thế giới. “…Leucippe và người kế tục ông, Démocrite, thừa nhận cái đầy đặn - nén chặt và cái trống rỗng - phân tán như những bản nguyên, một gọi là tồn tại, một gọi là không tồn tại…(rằng cái tồn tại tồn tại không nhiều hơn cái không tồn tại, cũng do vậy nên vật thể tồn tại không nhiều hơn khoảng không), còn nguyên nhân vật chất của cái đang tồn tại thì họ quy về cái này lẫn cái kia”(1).
Nguyên tử và khoảng không đối lập nhau: khoảng không thiếu một kết cấu bền vững, tồn tại có tính chất bền vững; khoảng không thống nhất, đâu đâu cũng vậy, tồn tại đa dạng, mỗi nơi một vẻ; khoảng không vô định, tồn tại xác định; khoảng không bất động, tồn tại vận động. Tồn tại là tổng thể số lượng lớn vô hạn những nguyên tử cực bé, không phân chia, siêu cảm tính, không xuyên thấu, vĩnh cửu, bền vững, bất biến. sự thống nhất tồn tại và không tồn tại như những mặt đối lập tạo nên cơ sở của mọi sự vật. Thử đặt câu hỏi: lấy đâu ra ý tưởng lạ lùng, táo bạo về nguyên tử? ý tưởng đó xuất phát từ chính những chiêm nghiệm về những hiện tượng thường ngày - sự đông đặc và nóng chảy, sự khác nhau về trọng lượng của các vật thể cùng khối lượng…có những biến đổi ta không thấy ngay được, nhưng nó vẫn xảy ra, không tức thời, mà từ từ, như hiện tượng ăn mòn, sự bốc hơi, sự phân hủy…mắt ta không thấy chúng, nhưng chúng vẫn hiện diện khắp nơi, quy định sự tồn tại của thế giới này. Chúng – những cái
bé nhất, không phân chia, không chuyển hóa vào nhau, không phẩm tính, khác nhau về hình dáng, kích thước, trật tự và vị trí. Tính đa dạng của các nguyên tử là sự lý giải đầy đủ và xác đáng nhất tính đa dạng của thế gới vật chất. Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học không so sánh nguyên tử luận của Démocrite với quan điểm về hành chất của Thalès (nước), Anaximène (khí), Héraclite (lửa), vì sự khác nhau giữa họ quá rõ ràng. Thời sơ khai Anaximandre là người nêu ra quan điểm độc đáo nhất về bản nguyên (Apeiron). Apeiron thể hiện sự chuyển hóa không ngừng của vũ trụ, nhưng hãy còn rất mơ hồ. Ngược lại, nguyên tử của Démocrite là một yếu tố vật chất có tính quy định và tính tích cực nội tại. “Trong nguyên tử luận, chúng ta tìm thấy ngay quan niệm về tồn tại tự nó của giới tự nhiên”(1).
Démocrite xem vận động là thuộc tính của các nguyên tử, chúng vận động không ở đâu khác ngoài không gian, chúng “bay lượn như những hạt bụi li ti mà ta thường nhìn thấy dưới nắng sớm”, “chúng va chạm nhau, đẩy nhau, rồi lại xoắn vào nhau, tan hợp hợp tan theo những trình tự nhất định, tạo ra những hướng vận động khác nhau”(2). Vận động riêng lẻ là vận động có tính ngẫu nhiên, nhưng vận động của tập hợp vô số các nguyên tử trong không gian vĩ đại tuân theo tính tất yếu khách quan, định hình nên một vũ trụ sinh động, biến hóa. Vận động có tính chất vĩnh cửu, vì đó là vận động của các nguyên tử, không do ai sinh ra, không cần đến một sự tiền định nào.
Thế nhưng, suy cho cùng, nguồn gốc vận động ở đâu? Ở khoảng không chăng? Không thể được, vì nếu vậy khoảng không phải tự mình vận động đã, điều này trái với luận điểm xuất phát của nguyên tử luận. Ở chính nguyên tử chăng? Démocrite không trả lời thẳng vào câu hỏi, mà lưu ý đến lực đẩy giữa các nguyên tử. Song với câu hỏi “cái gì làm cho chúng đẩy nhau?”, thì lời giải đáp của ông tỏ ra nửa vời, thiếu dứt khoát. Ông viết: “Các nguyên tử về bản chất là bất động, đã vận động được nhờ va chạm”(3). Sự ngập ngừng ấy bị Aristote chỉ
1 . V.l.Lenin: Toàn tập, T.29, Nxb Tiến bộ, Moskva, 1981, tr. 282.2 . Hợp tuyển triết học thế giới, T.1, phần 1, Moskva, 1969, tr. 311. 2 . Hợp tuyển triết học thế giới, T.1, phần 1, Moskva, 1969, tr. 311. 3. Hợp tuyển triết học thế giới, T.1, phần 1, Moskva, 1969, tr. 311.
trích: “Khi khẳng định rằng các vật thể đầu tiên vận động vĩnh cửu trong không gian vô hạn, lẽ ra Leucippe và Démocrite cần phải chỉ rỏ chúng vận động bằng thứ vận động nào, và vận động nào là vận động tự nhiên của chúng. Bởi lẽ ngay cả nếu như mỗi phần tử trong số chúng được một phần tử khác khởi động (có tính chất) cưỡng chế, thì tuy vậy ở mỗi (phần tử) trong số chúng cần có vận động tự nhiên nào đó đáp trả lại cái cưỡng chế. Thêm nữa, (nguyên nhân) khởi động đầu tiên cần khởi động không (có tính chất) cưỡng chế, mà (có tính chất) tự nhiên, vì nếu không có động cơ tự nhiên đầu tiên, mà bất kì động cơ nào cũng…tự khởi động, thì sẽ có xu hướng dẫn tới vô cùng!”. Không chỉ Aristote, mà nhiều nhà nghiên cứu sau này cũng không tán thành cách lý giải thiếu thuyết phục của Démocrite về nguồn gốc vận động.
Bản thể luận của Démocrite ở một khía cạnh nào đó còn là sự dung hòa giữa Héraclite và Parménide: thế giới các sự vật luôn tuôn chảy, nhưng đồng thời là thế giới của các nguyên tử cấu thành sự vật, một thế giới vững bền, hoàn thiện. Cách diễn đạt như vậy chưa hẳn chính xác, bởi lẽ trên thực tế các sự vật biến đổi tuyệt đối, còn các yếu tố cấu thành sự vật thì bền vững tương đối. Các “nguyên tử” tạo nên sự vật là bền vững và trường tồn, nhưng bản thân sự vật biến đổi tự tại. Démocrite chưa đạt tới cách nhìn biện chứng về quan hệ giữa vận động và đứng im, liên tục và gián đoạn. Ông chỉ mới chạm phớt qua nó, đóng vai trò người hòa giải giữa Héraclite và trường phái Elée, nhưng không biết kết hợp có chọn lọc những giá trị biện chứng của cả hai, và khai thác tiếp những vùng đất mới của nhận thức thế giới.
Từ nguyên tử luận đến thuyết nguồn gốc vũ trụ và sự sống
Các nguyên tử tạo nên toàn bộ vũ trụ. Chúng bố trí không đồng đều trong không gian, chỗ dày chỗ thưc, chổ đầy chỗ khuyết. Ở đâu mật độ dày đặc, các nguyên tử đẩy nhau, làm thành cơn lốc vũ trụ. Những nguyên tử lớn và nặng tụ lại ở trung tâm, những nguyên tử nhẹ và bé hơn, hình cầu và trơn trượt, thì bị đẩy ra ngoài biên. Bầu trời do lửa, khí, các tinh tú, những thứ bị cơn xoáy lốc
đẩy ra, tạo thành. Trái đất bất động là trung tâm vũ trụ; các vì sao vận động quanh trái đất với vận tốc như nhau, hợp nên vỏ bọc vũ trụ to lớn. Démocrite không nói đến một thế giới, mà nhiều thế giới. Mỗi thế giới là một cấu thể khép kín, hình cầu, được bao bọc bởi lớp áo mỏng (Chitòn), do những nguyên tử hình vòng đan kết lại. Các thế giới thật đa dạng, một số giống nhau về hình dáng, tính chất, một số khác nhau về kích thước, một số tồn tại nhất thời, một số tồn tại dài lâu, một số vừa mới xuất hiện, một số đang tuổi tráng niên, một số đi vào thời kì già nua, tàn tạ. Sự sống bắt đầu ngay trên trái đất, chứ không phải do những cơn mưa hạt giống từ hành tinh khác đem đến như Anaxagore lầm tưởng. Hỗn nguyên tĩnh mịch vừa nứt ra, không khí xuất hiện, bên dưới nó lềnh bềnh lớp đất nhão và nhẹ, tựa bùn. Từ lòng đất nổi lên những màng mỏng, giống bọc mũ hay quả bong bóng nước. Chúng được mặt trời làm khô dần, được mặt trăng ấp ủ hằng đêm, cho đến khi vỡ tung, từ trong bọc con người và loài vật bước ra, mỗi loài sỡ hữu một yếu tố chiếm ưu thế giữa bốn hành chất quen thuộc – đất, nước, lửa, khí. Đặc điểm đó là cơ sở để phân biệt loài sống dưới nước, loài chui rúc trong lòng đất, loài sống trên mặt đất, loài bay trên trời. Lúc mặt đất khô ráo hẳn, các sinh thể trưởng thành, đảm đương công việc tự tạo tự sinh. Quan hệ giữa con người, loài vật và toàn thể vũ trụ là quan hệ giữa tiểu thế giới và đại thế giới, trong đó tiểu thế giới hiện lên như một bức tranh thu nhỏ của đại thế giới. Nhưng đại thế giới không ôm trọn tiểu thế giới và ngược lại tiểu thế giới cũng không gán ép các quy luật của mình cho đại thế giới. Sự giống nhau giữa hai thế giới đó là ở chỗ cả hai đều cấu thành từ các nguyên tử.
Quan nhiệm về nguồn gốc loài người của Démocrite về cơ bản còn hết sức ấu trĩ, tương tự như ở trường phái Millet, Anaxagore, Empédocle. Con người hơn loài vật vì chứa tích nhiều lửa hơn, có những nguyên tử khác thường, hình cầu, trơn trượt, năng động. So với loài vật, con người sở hữu nguồn vật chất tinh khiết hơn, hấp thụ nhiều hơn nguồn sức mạnh từ bên ngoài. Các nhà nguyên tử không xem ý thức (linh hồn) như thực thể phi vật chất, mà quy nó về bản chất vật lý. Linh hồn là sự liên kết các nguyên tử hình cầu năng động và dễ phát tán.
Nó gồm hai phần: phần lửa lan tỏa khắp cơ thể, và cơ sở của tính khả biến và năng động, phần lý trí nằm ở lồng ngực. Sự thở - điều kiện cần thiết cho cuộc sống - là sự trao đổi thường xuyên các nguyên tử linh hồn với ngoại cảnh. Thở và ngừng thở được xem như dấu hiệu đặc trưng của sự sống và cái chết. Chết đồng nghĩa với xuất các nguyên tử ra khỏi cơ thể do bị môi trường xung quanh dồn ép (liên tưởng: thở hắt ra trước khi nhắm mắt vĩnh viễn). Sau khi rời bỏ cơ thể, các nguyên tử linh hồn phát tán trong không khí, chứ không tụ tại thành sự tồn tại đặc biệt và bí hiểm.
Quy linh hồn (ý thức) về nguyên tử vật chất là biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật tầm thường, nhưng khẳng định “linh hồn khả tử, chết cùng thể xác” là sự thách thức đối với tín ngưỡng phổ biến thời bấy giờ.
KẾT LUẬN
Với gần một thiên niên kỷ tồn tại, triết học Hy Lạp đã để lại những dấu ấn đậm nét trên con đường phát triển của triết học phương Tây, tạo nên những giá trị tinh thần to lớn, làm phong phú thêm kho báu tư tưởng nhân loại.
Có thể thâu tóm ba chủ đề chính nổi bật lên trong sáng tác của các nhà triết học Hy Lạp, từ thời kỳ hình thành các thị quốc đầu tiên đến thời kỳ Hy Lạp hóa: Trước hết là tìm hiểu tự nhiên. Câu hỏi "thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?", "bản tính của thế giới là gì?" cho thấy nỗ lực của các triết gia mong muốn
vượt qua thế giới quan thần thoại, đem đến lời giải đáp nghiêm túc về tất cả những gì diễn ra xung quanh và tác động trực tiếp lên đời sống con người. Sự quan tâm đến tự nhiên không phải vì bản tính tự nhiên, mà, như Aristote nhấn mạnh, vì chính con người, vì sự khẳng định vị trí của con người trong thế giới. Do đó, chủ đè tiếp theo là lý giải khả năng nhận thức của con người. Bắt đầu từ Thales và Pythagore, con người không chỉ được xem như một thành viên của vũ trụ, một vũ trụ đầy thần tính, mà còn luôn chứng tỏ sự hiện hữu vượt trội của mình nhờ có năng lực nhận thức "ngang tầm thần linh". Trong suy nghĩ của Pythagore về thiên chức của triết gia (triết gia là philosophos, người yêu mến sự thông thái) đã ẩn chứa ý tưởng sâu xa đó. Các nhà triết học càng về sau càng tập trung tranh luận với nhau về khả năng và giới hạn của nhận thức, về các phương pháp và phương tiện nhận thức, về nguồn gốc, cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý. Bên cạnh việc đề cao lý trí, óc sáng tạo phóng khoáng, tinh thần đột phá trong hoạt động con người, vấn có một số triết gia đứng trước những biến cố khôn lường của đời sống chính trị, xã hội, những bế tắc trong nhận thức, đã chủ trương "treo lửng phán", xác lập cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa hoài nghi. Nhưng rốt cuộc con người là gì? con người có nguồn gốc từ đâu? đâu là chuẩn mực sống lý tưởng nhất dành cho con người? Triết học Hy Lạp, trong tính muôn vẻ
của nó, đã xét đoán con người từ nhiều góc độ khác nhau, song tất cả đều quy về một câu hỏi lớn: cần phải xác lập một thiết chế xã hội như thế nào để ở đó con
người được sống hạnh phúc, bình yên? Từ Socrate trở đi, vấn đề con người và xã hội trở thành "điểm nóng", thành mối quan tâm không thể thiếu trong sáng
tác của các triết gia.
Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của triết học Hy Lạp cổ đại là những mối liên hệ của nó với thần thoại và các hình thức sinh hoạt tôn giáo nguyên thủy. Sự ra đời của triết học không có ý nghĩa kỷ nguyên thần thoại đã hoàn toàn kết thúc. Triết học Hy Lạp ở những bước đi chập chững ban đầu, một mặt là khát vọng dùng lý trí của con người để giải thích những vấn đề liên quan đến cuộc sống con người, mặt khác là một nỗ lực "tái thiết lại thần thoại bằng
phương tiện của lý trí"(1) . Tại Hy Lạp cổ đại hầu như bất kỳ hệ thống triết học nào cũng đều chứa đựng những yếu tố thần thoại nhất định. Nước của Thales được nâng lên thành thứ "nước thần", biểu hiện của quan điểm vật hoạt luận sơ khai (hylozoisme): thế giới đầy "thần tính". Logos của Heraclite là sự kết hợp ba yếu tố trong một - thần linh, vũ trụ, con người (lý trí). Ở Xénnophane thần vừa là trí tuệ thần túy, "triết gia vũ trụ", vừa là cội nguồn của sự thống nhất và hòa hợp. Tương tự như vậy, khái niệm Nous của Anaxagore đề cập đến một bản nguyên tích cực đặc biệt bên ngoài con người, chi phối sự vận động của vạn vật. Empédocle, nhà duy vật thời kỳ nền dân chủ Athenes, giải thích quá trình vũ trụ trên cơ sở những trang thái tâm sinh lý của con người (tình yêu, thù hận). Đôi khi để làm toát lên tính thăng hoa sáng tạo của ý thức (linh hồn), sự ngạc nhiên thú vị trước năng lực nhận thức tuyệt diệu của con người, các nhà triết học, nhất là các nhà duy tâm, đã tuyệt đối hóa một khía cạnh của nhận thức đến mức tách nó khỏi mảnh đất thực tiễn. Đó cũng là cội nguồn sâu xa của chủ nghĩa duy tâm