T I Ozierman: Những vấn đề khoa học lịch sử triết học,Moskva, 1982, tr

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học - Vấn đề bản thể luận trong triết học cổ đại (Trang 35 - 38)

nhau các trung tâm kinh tế, văn hóa, quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông... liên tục tạo nên những sắc thái mới mẻ trong đề tài nghiên cứu và phong cách tư duy. Các trường phái triết học lần lượt ra đời, rồi lại bị vượt qua, hoặc tàn lụi cùng với số phận của thị quốc. Milet, Samos, Ephèse, Elée, Abdere... hưng thịnh một thời, rồi lùi vào dĩ vãng, chỉ có Athènes còn tồn tại với tính cách trung tâm tri thức cho đến lúc trường phái cuối cùng bị đóng cửa vào cuối thế kỷ thứ VI, sau sự sụp đổ của tây bộ đế quốc La Mã không lâu. Bối cạnh lịch sử - xã hội phức tạp đã in dấu ấn lên sinh hoạt tinh thần, trong đó có triết học, mà tính phân cực quyết liệt của nó là bằng chứng hiển nhiên. Ngay từ mới lúc ra đời triết học Hy Lạp đã phân thành những trường phái, những khuynh hướng, những cách tiếp cận khác nhau về bản nguyên và bản tính thế giới, về ý nghĩa của tồn tại. Cuộc tranh luận từ bản thể luận mở rộng sang vấn đề nhận thức, nhân sinh, xã hội. Cuộc tranh luận thế giới quan giữa "đường lối Démocrite" (tiêu biểu cho chủ nghĩa duy vật) và "đường lối Platon" (tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm) phản ánh những xung đột, những bất đồng giữa các lực lượng xã hội khác nhau, những thiên hướng chính trị khác nhau. Trong thời kỳ suy vong của nền dân chủ tai Athènes thậm chí đã xuất hiện những tư tưởng triết học mang màu sắc chống đối cực đoan, nhưng lại khắc họa khá chân thực tâm trạng và khát vọng của các tấng lớp thấp hèn trong xã hội (phái khuyển nho chẳng hạn). Những cuộc tranh luận triết học triền miên, sôi nổ tạo nên những biến đổi tích cực ngay trong ý thức của các triết gia, buộc họ phải không ngừng phấn đấu, vượt qua cái sẵn có để khám phá những chân trời mới của nhận thức. Sẵn sàng đối mặt với những đổ vỡ, hụt hẫng, bi kịch, không chấp nhận thần tượng vĩnh cửu (Aristote: thầy và chân lý đều đáng quý, nhưng chân lý quý hơn), vượt qua lối mòn để khẳng định tính sáng tạo, độc đáo không lặp lại - đó là phong cách tư duy mà người Hy Lạp để lại cho hậu bối.

Trong bức tranh muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã chứa đựng hầu như tất cả những hình thức và phương pháp tư duy căn bản nhất, được tiếp tục hoàn thiện, cải biến và phát triển sau này.

Đặc trưng thứ tư của triết học Hy Lạp là tính biện chứng chất phát, sơ khai của nó, thể hiện trong việc giải thích tự nhiên, khám phá các quy luật nhận thức, trong các đối thoại và tranh luận nhằm đạt tới chân lý (1). Ngoài Héraclit - ông tổ thực sự của phép biện chứng trong triết học phương Tây, yếu tố biện chứng hiện diện ở phần lớn các học thuyết, từ Anaximandre, Pythagore đến Socrate, Platon, Aristote... Phép chứng cổ đại Hy Lạp, trong hình thức chất phát và ngây thơ của nó, đã xem xét toàn bộ thế giới, giới tự nhiên như "một dòng sông không ngừng trôi" (Héraclite), nghĩa là như một quá trình vận động, biến đổi, phát triển và diệt vong không ngừng, đồng thời chỉ ra những nan giải, mâu thuẫn, tính quy luật của nhận thức, mối quan hệ và liên hệ nội tại giữa các khái niệm, các phạm trù của tư duy (biện chứng chủ quan của Parmenide, Zénon, Socrate, Platon, Aristote). Có thể nói phần lớn những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng chất phất, bẩm sinh.

Tinh thần nhân văn làm nên đặc trưng thứ năm của triết học Hy Lạp cổ đại. Nó khởi đầu bằng tuyên bố bất hủ của Protagore: "con người - thước đo của vạn vật", và tiếp tục tỏa sáng ở Socrate, Platon, Démocrite, Aritote, Epicure... Các nhà triết học tập trung lý giải bản chất con người, hoạt động sống và năng lực sáng tạo của họ, những vấn đề xã hội, đạo đức, quan hệ giữa người với người, vẽ ra một thiết chế nhà nước lý tưởng phục vụ cộng đồng. Con người trong triết học Hy Lạp cổ đại kết hợp lý trí với đức hạnh, sự khôn ngoan và mực thước, khát vọng tự do và trách nhiệm công dân. Hoàn cảnh lịch sử không cho phép các nhà triết học vượt qua những hạn chế nhất định về thế giới quan và phương pháp luận trong quan niệm về xã hội và con người (con người duy lý cực đoan của Socrate, nhà nước không tưởng kiểu chủ nghĩa xã hội trại lính cua Platon, hoặc chủ nghĩa sôvanh Đại Hy Lạp của Aristote), nhưng xét đến cùng chính họ đã khơi dòng cho truyền thống nhân văn hầu như xuyên suốt lịch sử phương Tây (2)

1. Thuật ngữ "biện chứng" theo từ nguyên Hy Lạp (dialektikè) là nghệ thuật đối thoại, đến cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX mới bắt được hiểu theo nghĩa mới. Quan điểm mácxit xem phép biện chứng là học thuyết về mỗi đầu thế kỷ XIX mới bắt được hiểu theo nghĩa mới. Quan điểm mácxit xem phép biện chứng là học thuyết về mỗi liên hệ phổ biến và về sự phát triển.

2. Người ta có thể hoài nghi hai chữ "xuyên suốt" với lý do là có tới mười thế kỷ (thời Trung cồ) trong triết học thống trị tư tưởng phản nhân văn. Thực ra, sự xét đoán đó chưa đi vào thực chất của vấn đề, mà cỉ dừng lại cùng thống trị tư tưởng phản nhân văn. Thực ra, sự xét đoán đó chưa đi vào thực chất của vấn đề, mà cỉ dừng lại cùng lắm ở khía cạnh sử liệu học.

K.Marx viết: “… Mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình”(1), và “triết học hiện đại chỉ tiếp tục cái công việc do Héraclite và Aristote mở đầu mà thôi”(2). Các nhà triết học hi lạp, những người mở đường cho truyền thống triết học phương Tây, và cả triết học nhân loại nữa, xứng đáng được xem như những nhà triết học “chân chính” theo đúng nghĩa cuả từ đó, bởi lẽ tư tưởng của họ là kiết tinh, là tinh hoa của văn hóa Hy Lạp. Tìm hiểu triết học Hy Lạp trước hết là làm sống lại những tên tuổi và những tư tưởng đã góp phần tạo nên dáng vẻ bề thế của một nền văn hóa mà ánh hào quang còn tỏa sáng đến nay.

1. C. mác và Ph. Ă ghen toàn tập, T.l, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 157.2. Sđd. tr. 166. 2. Sđd. tr. 166.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học - Vấn đề bản thể luận trong triết học cổ đại (Trang 35 - 38)