A PH Losep: Lịch sử Mỹ học cổ đại, Moskva,1963, tr

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học - Vấn đề bản thể luận trong triết học cổ đại (Trang 34 - 35)

triết học đóng vai trò là dạng nhận thức phổ quát, thẩm chí là duy vật nữa, hy vọng lý giải những vấn đề lý luận của các khoa học cụ thể mà vào thời kỳ này còn nằm trong tình trạng tản mản, sơ khai, mang tính chất trực quan, thực nghiệm. Triết học được xem như "khoa học của các khoa học", còn các triết gia được tôn vinh do sự uyên bác của mình. Họ là những nhà khoa học thực sự, hay có những hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực đời sống và nhận thức, nên được gọi là những nhà thông thái. Song điều đó lại đưa đến chỗ, đối với các nhà triết học, nhận thức lý luận được xem như một cái gì đó vượt lên trên hoạt động thực tiễn, xã hội, nghĩa là biến thành một "nhận thức tự thân", "nhận thức để nhận thức", "tư duy để tư duy". Triết lý trở thành đặc quyền của một số ít nhà thông thái ấy, "nhận thức tự thân" đối lập với thực tiễn, với ý thức quảng đại thường ngày. Chẳng phải ngẫu nhiên mà là triết học đôi khi bị người đời gán cho những danh hiểu khác thường: kẻ mộng du, dở hơi, lập dị. Platon kể rằng một hôm Thales đang mải nghểnh cổ ngắm trăng sao trên trời, nghĩ về lẽ huyền nhiệm của vũ trụ, thì lỡ chân rơi xuống giếng. Một tỳ nữ thấy vậy liền cười nhạo: "Tại sao ông cứ muốn biết cái ở tận trên trời cao mà sao nhãng cái ở bên cạnh mình, dưới chân mình?". Socrate cũng từng là đối tượng chế giễu của nhiều người, trong đó có nhà Viết kịch Aristophanes, mặc dù chính ông đã thực hiện bước ngoặc chuyển đề tài nghiên cứu từ tự nhiên sang con người. Ở một vở kịch tác giả mô tả thầy Socrate ngồi bó mình trong một cái giỏ tại "tiệm suy tư", buôn bán chữ nghĩa và mây gió kèm theo. Xét từ góc độ khác, góc độ giá trị và tri thức, thì chính họ, "những kẻ mộng du", đã nâng tầm vóc của Hy Lạp lên thành chiếc nôi của văn hóa phương Tây. "Triết lý - T. I. Oizerman nhận định, - theo truyền thống cổ đại, vượt lên trên tất thảy những lĩnh vực của đời thường, đặc biệt là vượt lên trên thói vụ lợi, sự đam mê của cải, bởi vì bản thân chiết lý là nỗi khát khao không mệt mỏi hướng tới lý tưởng của nhận thức và một cuộc sống đích thực của con người"(1)

Tính đa dạng, muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt làm nên đặc trưng tiếp của triết học Hy Lạp cổ đại. Điều kiện địa lý đặc biệt của các thị quốc, sự thay thế

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học - Vấn đề bản thể luận trong triết học cổ đại (Trang 34 - 35)