Nhận xét về hoạt động khai thuế lần đầu của doanh nghiệp mới thành lập

Một phần của tài liệu LV-GIANG-LẦN-2-ngày-12.6 (Trang 43)

2. Bố cục của luận văn

3.1. Nhận xét về hoạt động khai thuế lần đầu của doanh nghiệp mới thành lập

hiện nay

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và những giao dịch điện tử qua mạng internet hiện nay, ngành thuế đã nghiên cứu, xây dựng và thực hiện thí điểm thành công hệ thống khai thuế qua mạng để vừa khắc phục sự hạn chế của việc kê khai giấy, vừa đáp ứng các mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và Bộ Tài chính. Khai thuế qua mạng được xem là phương thức thuận tiện và nhanh chóng nhất hiện nay mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cả cơ quan thuế vì thủ tục đơn giản, nhanh gọn; không mất nhiều thời gian và chi phí như hình thức khai thuế bằng giấy trong thời gian qua, cụ thể là:

- Doanh nghiệp không cần in các tờ khai, hồ sơ thuế bằng giấy, không phải trực tiếp đến cơ quan thuế để nộp. Thay vào đó chỉ cần gửi các FILE tờ khai, hồ sơ thuế cho cơ quan thuế qua đường truyền Internet. Qua đó đã giảm bớt chi phí cho DN vì không phải in và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu khai thuế bằng giấy đồng thời cũng tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian chờ làm thủ tục nộp hồ sơ khai thuế.

- Doanh nghiệp có thể gửi tờ khai, hồ sơ thuế bằng FILE qua internet vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, kể cả vào ngày thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ. Việc gửi tờ khai, hồ sơ thuế bằng FILE có thể thực hiện gửi ở bất cứ nơi đâu có đường truyền Internet. Số lần gửi tờ khai, hồ sơ thuế bằng FILE cũng không giới hạn: khi lỡ kê khai sai, doanh nghiệp có thể gửi lại tờ khai, hồ sơ thuế thay thế với số lần gửi không hạn chế nếu vẫn còn trong hạn nộp tờ khai. Tờ khai thuế có thể gửi đến cơ quan thuế chậm nhất trước 24giờ ngày cuối cùng của hạn nộp tờ khai, hồ sơ thuế.

- Doanh nghiệp có thể gửi FILE tờ khai, hồ sơ thuế bằng Internet trực tiếp đến trang WEB http://kekhaithue.gdt.gov.vn hoặc gửi qua các Nhà cung cấp dịch vụ T- VAN để chuyển đến cơ quan thuế nhanh chóng, thuận tiện hơn.

- Điều kiện để thực hiện khai thuế qua mạng khá đơn giản: doanh nghiệp chỉ cần tốn một ít chi phí để có Chữ ký số và có mạng Internet.

- Việc tiếp nhận tờ khai, hồ sơ thuế qua mạng Internet là phương thức vừa mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp vừa giảm tình trạng quá tải, giảm áp lực cho cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp tờ khai, hồ sơ thuế; không những giảm về thời gian, nhân lực tiếp nhận tờ khai... mà còn giảm rất nhiều chi phí cho việc bố trí địa điểm tiếp nhận, chỗ gửi xe, chỗ ngồi, kho lưu trữ, tra cứu, tìm kiếm hồ sơ khai thuế…

Có thể nói việc triển khai thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet là vấn đề hiệu quả, cấp thiết hiện nay nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế. Qua đó góp phần hiện đại hoá công tác quản lý thuế và kê khai nộp thuế theo hướng chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về QLT

Để phát huy vai trò của pháp luật về QLT và hạn chế mặt tiêu cực của nó, vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về QLT ở nước ta trong thời gian tới là vô cùng cần thiết và cấp bách. Điều này xuất phát từ những lý do sau :

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về QLT trước hết nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại của pháp luật về QLT hiện nay.

Như đã phân tích ở chương II, pháp luật về QLT dù đã có nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại nhiều khiếm khuyết đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế thi hành đồng thời phát huy tối đa tác dụng tích cực của nó.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về QLT còn nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2013 trình Chính phủ phê duyệt trong đó nêu rõ : Mục tiêu tổng quát trong chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2013 là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý đi đôi với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm bảo đảm chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần bảo đảm bình đẳng, công bằng xã hội,phù hợp với nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế". Nội dung, lộ trình cải cách quản lý thuế: đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, nâng cao trình độ quản lý thuế của Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực theo hướng:

Một là: Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát cho được tất cả các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước.

Hai là: Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và hiệu lực của bộ máy quản lý thuế

Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật về QLT ở nước ta đã nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải thay thế, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới để nâng cao hiệu quả của công tác QLT, đồng thời ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực…

Thứ tư, trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự hoàn thiện chính sách, chế độ thuế, đặc biệt là pháp luật về QLT là cần thiết làm cho chính sách thuế phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn tới, yêu cầu hội nhập ngày càng cao, đòi hỏi chính sách thuế phải tương đồng với quốc tế, cách thức quản lý phải phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài.

Thực trạng quản lý thuế ở nước ta hiện nay cũng có khoảng cách xa so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chính sách thuế chưa đồng bộ, chưa khoa học, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, phương pháp quản lý thuế chủ yếu còn thủ công, thủ tục quản lý còn rườm rà, phức tạp, chưa minh bạch... Vì vậy, đòi hỏi ngành Thuế phải cải cách một cách toàn diện, sâu sắc, triệt để về cơ chế và công nghệ quản lý theo hướng tiên tiến, hiện đại. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ thuế phải được đào tạo, rèn luyện để có tư cách đạo đức tốt, có tư duy mới, phong cách làm việc khoa học, hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ và thành thạo kỹ năng quản lý thuế, giỏi về tuyên truyền và hỗ trợ cho người nộp thuế, sử dụng thành thạo máy tính, thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết về chính sách và quản lý thuế trên thế giới để vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam, vừa kế thừa được tinh hoa của dân tộc, vừa xây dựng được chính sách thuế Việt Nam hiện đại, khoa học, tiên tiến.

3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế

3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản luật thuế nói chung và các văn bản luật về QLT nói riêng

Một là: Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu, xác định, lựa chọn đúng mục tiêu chưa thuế là kích thích điều tiết kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.

Hai là: Chính sách thuế phải được đơn giản hoá cả về mặt thuế suất lẫn thủ tục thu nộp, đồng thời phải đảm bảo tác dụng tích cực trong phân phối, điều tiết thu nhập hợp lý, tạo ra cân bằng xã hội.

Ba là: Bảo đảm chính sách thuế trong một thời gian dài, tạo điều kiện mở rộng khả năng kiểm soát người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thuế.

Bốn là: Thu hẹp diện miễn giảm thuế nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược, phát triển kinh tế xã hội, áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong quản lý thuế.

Năm là: Cải cách thuế theo hướng thích ứng với những cam kết quốc tế, bắt kịp tốc độ tự do hoá thương mại và đầu tư, thu hút đầu tư thích ứng với sự tự do di chuyển vốn, lao động.

3.3.2. Cần quy định và phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng

Cần có biện pháp quản lý hoá đơn chứng từ hiệu quả

Hiện nay, chính phủ đã ban hành nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ và Bộ Tài chính cũng đã ban hành thông tư số 64/2013/TT- BTC hướng dẫn nghị định 51/2010/NĐ-CP đã quy định rõ những hành vi vi phạm chế độ hoá đơn chứng từ và mức xử phạt cụ thể cho từng hành vi.

3.3.3. Chuyển đổi cơ cấu tổ chức và áp dụng phương pháp "phân đoạn thị trường" đối tượng nộp thuế và quản lý theo mức độ tuân thủ

Một quy trình chuẩn trong QLT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành thuế chỉ đạo các biện pháp nghiệp vụ thống nhất và giúp cơ quan thuế địa phương thực hiện công tác quản lý thu thuế một cách khoa học hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế cần được sắp xếp thành những bộ phận theo nhóm đối tượng nộp thuế với những chức năng chuyên sâu để quản lý và cung cấp dịch vụ theo từng nhóm đối tượng nộp thuế. Nói cách khác mô hình này đã áp dụng phương pháp "phân đoạn thị trường" đối tượng nộp thuế và quản lý theo mức độ tuân thủ. Phương pháp tiếp cận này dựa trên sự công nhận các đối tượng nộp thuế khác nhau có các vấn đề khác nhau, có cơ hội và lý do khác nhau, có nhu cầu và mong muốn khác nhau trong việc tuân thủ luật thuế.

3.3.4. Ý kiến đóng góp hoàn thiện pháp luật về kê khai thuế lần đầu.

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của quản lý thuế theo hướng đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong xu hướng phát triển và hội nhập. Tăng cường khả năng kiểm soát của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực, phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp, thông qua hình thức giám sát và tự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, tăng chất lượng trong hoạt kê khai thuế lần thứ nhất, đặc biệt là đối với khai thuế quan mạng như hiện nay

Thứ ba, hệ thống lại các quy định của pháp luật về thuế, kê khai thuế một cách quy củ. Để tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định của pháp luật cho một vấn đề giải quyết tranh chấp, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự rõ ràng của các quy định tránh tình trạng các quy định của luật thể hiện một cách chung chung để điều chỉnh một lĩnh vực.

Thứ tư, hoàn thiện quy định của pháp luật về kê khai thuế lần đầu theo hướng gọn nhẹ, ít rườm rà mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết tranh chấp. Đảm bảo được hiệu lực thi hành các thỏa thuận, các cam kết giữa các bên tranh chấp.

KẾT LUẬN CHUNG

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, đòi hỏi cần có sự quản lý chặt chẽ hơn của cơ quan nhà nước. Mặc dù cơ quan thuế các cấp đã thường xuyên cải cách, đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý nhưng hoạt động quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng vẫn còn khá nhiều hạn chế. Tình hình ở Chi cục thuế thị xã Sầm Sơn cũng vậy. Việc hoàn thiện công tác thực hiện Pháp luật quản lý thuế là một đòi hỏi khách quan của thực tiễn quản lý thuế.

Trong quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế nói riêng, bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu phù hợp với những thay đổi của hoàn cảnh thực tế của Việt Nam còn phải tuân thủ những điều khoản mà Việt Nam đã ký kết khi tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, đồng thời phải có sự tương đồng với pháp luật các nước. Pháp luật về QLT là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống pháp luật thuế, là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật về QLT là một vấn đề lớn, có tầm quan trọng song do hiểu biết của bản thân còn hạn chế, bản luận văn mới chỉ trình bày được một số vấn đề chung nhất về pháp luật quản lý thuế và giải pháp hoàn thiện.

Luận văn đã góp phần làm rõ được những nội dung cơ bản sau đây:

Một là, đã hệ thống hoá và phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về luật thuế và quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, đã tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài trên những tiêu chí chủ yếu về quản lý luật thuế đối với doanh nghiệp theo hướng hiện đại. Từ đó rút ra những bài học có thể tham khảo và vận dụng vào điều kiện của nước ta.

Ba là, đã phân tích quá trình đổi mới và thực trạng thực hiện Luật quản lý Thuế đối với doanh nghiệp theo cơ chế hiện hành .

Bốn là, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện Luật quản lý thuế nói chung và có các kiến nghị riêng đối với DNNQD trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó việc thực hiện cơ chế tự khai – tự nộp (TK-TN) phải được nghiên cứu hoàn thiện, mở rộng dần với bước đi vững chắc theo một lộ trình hợp lý, kết hợp song song giữa quản lý hiện đại và quản lý truyền thống, ứng dụng những chức năng của cơ chế TK-TN cho hệ thống hiện hành. Cùng với cơ chế TK- TN, là việc triển khai về mặt pháp lý và quản lý kê khai thuế qua mạng Internet.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2. Bộ Luật Dân sự 2015

3. Luật sửa đổi các luật về thuế số 71/2014/QH13

4. Luật thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp số 32/2013/QH13 5. Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13

7. Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng 8. Thông tư 95/2016/TT-BTC. về đăng ký thuế

Một phần của tài liệu LV-GIANG-LẦN-2-ngày-12.6 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w