Ẩn dụ định hướng của từ “đầu” trong tiếng Việt và 头” trong tiếng Hán

Một phần của tài liệu TỪ CHỈ ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN. (Trang 34 - 37)

23. Đối chiếu quá trình phát triển nghĩa từ “đầu” trong tiếng Việt và tiếng Hán

3.2. Ẩn dụ định hướng của từ “đầu” trong tiếng Việt và 头” trong tiếng Hán

trong tiếng Hán

Với tư cách là ý niệm thuộc miền nguồn, đặc điểm, vị trí của đầu ở một vị trí nhất định trong không gian sẽ là cơ sở để tri nhận các ý niệm khác trừu tượng hơn. Trong tiếng Việt và tiếng Hán, thường có một số ẩn dụ định hướng liên quan đến từ “đầu” như sau:

3.2.1. Định hướng lên – xuống

Ý CHÍ MẠNH MẼ LÀ ĐẦU HƯỚNG LÊN, KHÔNG CÓ Ý CHÍ LÀ ĐẦU HƯỚNG XUỐNG

Kinh nghiệm cho thấy, tư thế đứng thẳng, hướng lên trên của con người thường thể hiện trạng thái tinh thần vui vẻ. Khi cảm thấy tự hào về một vấn đề gì đó, con người có xu hướng ngẩng cao đầu lên, thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, mình đạt được. Khi chúng ta nói “hãy ngẩng cao đầu” để khuyên ai đó hãy tỏ ra có dũng khí trước gian lao, tai họa, hay trước cường quyền, thì chính là đã phát huy ý niệm về ý chí. Và ngược lại, kinh nghiệm sinh lý cho thấy, tư thế cúi đầu xuống thường đi với trạng thái tinh thần tiêu cực như buồn bã, ủ rũ, thất vọng, xấu hổ. Nhà khoa học thế kỷ 19 Charles Darwin đã mô tả sự xấu hổ ảnh hưởng ở dạng nhận thấy được bao gồm sự đỏ mặt, bối rối của tâm trí, mắt nhìn xuống, tư thế chùng xuống và đầu cúi xuống.

(23) Hãy ngẩng cao đầu mà sống, sống với tình cảm trong sáng, với lý tưởng cao đẹp của mình. {11}

(23) Không hề lép vế trước các cầu thủ Nhật Bản, đội bóng hàng đầu châu Á, thầy trò HLV Park Hang-seo chỉ chịu thua với tỉ số sát nút 0- 1 và rời Asian Cup 2019 trong tư thế ngẩng cao đầu. {29}

(24) Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong

phút hy sinh Bây giờ dưới gốc dương Chị nằm nghe biển hát…

(25) Khoảnh khắc cúi đầu nhận tội của tên sát thủ bắn người ở vũ trường. {23}

Trong hệ giá trị của cả dân tộc Việt và dân tộc Hán, đầu ở vị trí cao nhất, luôn là tượng trưng cho sự tôn nghiêm, cho ý chí mạnh mẽ. Cổ nhântừng nói trong Lễ Ký rằng: “Đầu phải thẳng, đứng vững như núi, cần di chuyển mới di chuyển”. Kinh nghiệm cho ta thấy, tư thể đứng thẳng, hướng lên trên của con người thường hình dung về trạng thái tinh thần phấn chấn, dũng mãnh tiến về phía trước, thể hiện sự hiên ngang, tự hào, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, mình đạt được. Và ngược lại, tư thế cúi đầu xuống thường đi với trạng thái tinh thần tiêu cực như hèn nhát, bị khuất phục, sợ hãi, xấu hổ, nhục nhã.

(26) 段段头头头头段段段段段段段段段段. Có người ngẩng đầu sải bước, cuối cùng không tránh khỏi ngã nhào.

{36}

(27) 段段段段段段段段段段头头头头段段段段段. 段段段 - 段段段Không những không dám đắc tội với người khác, mà còn

cúi đầu hạ mình, đến đâu cũng nhường nhịn. {57}

Tiếng Hán sử dụng kết cấu “Động từ + 段 ” để xây dựng một hình ảnh ẩn dụ phản ánh ý chí của con người như thành ngữ 段段段段 (đài đầu đĩnh hung: ngẩng đầu ưỡn ngực) để hình dung về con người có ý chí mạnh mẽ, hay 段段段段 (ngang thủ khoát bộ: ngẩng đầu sải bước; “thủ” ở đây đồng nghĩa với “đầu”) miêu tả về người tràn đầy sinh lực, tinh thần phấn chấn, ý chí ngút trời, và ngược lại 段段段段 (đê thủ hạ tâm: cúi đầu hạ mình; “thủ” ở đây đồng nghĩa với “đầu”) miêu tả về con người hèn nhát, không có ý chí, chỉ biết cúi đầu khuất phục.

3.2.2. Định hướng vào – ra

Con người luôn trải nghiệm các chuyển động vật lý theo hướng đi ra và đi vào một không gian bao quanh mình, ví dụ như đi ra đi vào phòng, cho đồ vào túi, lấy đồ ra khỏi túi, hay rót nước vào bình, đổ nước ra khỏi bình. Các trải nghiệm này tao cơ sở hình thành ẩn dụ có định hướng “ra – vào” như sau:

ĐỊNH HƯỚNG RA CỦA “ĐẦU/头” LÀ SỰ THIẾU TẬP TRUNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀO CỦA “ĐẦU/头” LÀ SỰ TẬP TRUNG.

(28) Phụ nữ 20: Mải mê kiếm tiền, vùi đầu vào công việc để rồi khi ngoảnh lại ta đã ngoài 30. {19}

(29) Những mối “hiểm họa nhãn tiền” nhưng game thủ nào cũng

cắm đầu cắm cổ phi vào. {24}

(30) Khó tập trung vào công việc, đầu óc lơ đãng… là những biểu hiện thường thấy ở phần lớn nhân viên văn phòng. {23}

Theo Từ điển tiếng Việt [26], “vùi đầu” có nghĩa là để hết tâm trí vào một việc gì đó, không còn biết gì những việc khác. “Vùi đầu” thể hiện sự tập trung cao độ vào một công việc nào đó. Còn“lơ đãng” là tỏ ra không chú ý, không tập trung tư tưởng vào việc đang làm, mà đang mải nghĩ về những việc nào khác [26]. Trạng thái “lơ đãng” thể hiện sự thiếu tập trung, lơ là, không để tâm đến công việc. Ngoài ra, người Việt còn có các cách nói thể hiện sự lơ đễnh, không tập trung như: đầu óc để trên mây, đầu óc bay bổng

(31) 段段段段段段段段段段段段段段段段段段段段段段段段段段 段段 段段 段段头 头 头 头 头 头 头段段段段段段段段段段段段Anh ta lúc đầu

làm việc chu đáo, sao bây giờ lại như thế này! Tôi thấy hai ba ngày nay không có một chút đầu óc nào, chẳng phải là lão thái thái đã uổng công thương anh ta hay sao? { 48}

(32) 段段段段段段头头段段段段段段段段. Mọi việc đã kết thúc, thì vùi đầu vào việc học hành thi cử. { 43} Cách nói “头头头头头头头” (một chút đầu óc cũng không có) trong tiếng Hán là một cách nói phủ định hoàn

toàn, ở đây chỉ sự không tập trung, bên trong đầu hoàn toàn không có gì, tất cả những suy nghĩ về công việc đều ở bên ngoài đầu, thể hiện xu hướng ra của hành động (suy nghĩ). “头头” có nghĩa giống như “vùi đầu

của tiếng Việt.

Cơ sở tri nhận của những ý niệm này được xây dựng dựa trên ý thức tập trung ghi nhớ của con người. Khi con người muốn tập trung ghi nhớ một điều gì đó, một kiến thức nào đó thì cơ quan đầu/não thường để ý, tập trung cao độ vào đối tượng cần ghi nhớ, tìm hiểu. Và như vậy thì đối tượng cần ghi nhớ đó sẽ có xu hướng “đi vào” trong đầu của con người, giúp con người nhớ được, hiểu được và vận dụng được. Còn xu hướng “ra” có thể hiểu là đối tượng cần ghi nhớ kia vì sự lơ đãng, thiếu để tâm mà không thể dung nạp được vào trong đầu nên có chiều hướng hướng ra phía bên ngoài đầu. Ẩn dụ định hướng “ra – vào” này của tiếng Việt và tiếng Hán được xây dựng trên nền tảng tư duy tri nhận hoàn toàn tương đồng giữa người Việt Nam và người Trung Quốc.

3.2.3. Định hướng sâu – cạn

Ẩn dụ định hướng “sâu – cạn” có cơ sở là tri nhận của con người về mức độ nông - sâu của các thực thể trong không gian. Lược đồ hình ảnh “sâu – cạn” bao gồm một đầu là vị trí ở mức sâu (thấp), một đầu là vị trí cạn (cao) so với một mốc quy chiếu nào đó. Từ đó ta có ẩn dụ như sau:

ĐỊNH HƯỚNG SÂU CỦA “ĐẦU” LÀ SỰ SÂU SẮC, ĐỊNH HƯỚNG CẠN LÀ SỰ THIẾU SÂU SẮC.

(33) Người sáng suốt nhìn thấy trước sự việc thể hiện là người có đầu óc thông minh sâu sắc, tầm nhì sắc bén, phân tích rõ ràng lý tính, việc gì cũng nhìn chính xác. {22}

(34) Ngẫm lại tôi thấy do mình đầu óc nông cạn hay sao mà bố con tôi không thể gần nhau. {34} Kinh nghiệm trong cuộc sống cho thấy chúng ta có thể đo lường, kiểm tra, đánh giá về độ nông sâu của nước, của đường hầm hay vết

thương... Với những kinh nghiệm đó, sự hiểu biết đó, đã trở thành cơ sở để kích hoạt sự đánh giá về chiều sâu của hiểu biết, suy nghĩ chứa bên trong đầu. Trong tiếng Hán không có cách biểu đạt này.

Một phần của tài liệu TỪ CHỈ ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN. (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w