1. Nguyên tắc vệ sinh chung:
a. Thực hành tốt bàn tay
- Rửa tay sau khi: Đi toilet; Tiếp xúc với thực phẩm sống. Đụng tay vào rác. Gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận của cơ thể. Hút thuốc. Đụng tay vào súc vật. Mỗi lần nghỉ. Lau khô tay sau khi rửa bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thổi khô. Không lau khô, chùi vào quần áo, tạp dề.
- Rửa tay trước khi: Tiếp xúc với thực phẩm chín. Chế biến. Ăn.
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ tay, các khe ngón tay và nếp móng tay. Không để móng tay dài, nếu có vết xướt thì
cần được băng bó bằng gạc không thấm nước và nên đeo găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.
b. Thực hành tốt vệ sinh cá nhân
- Duy trì định kỳ hàng năm khám sức khỏe và cấy phân tìm người lành mang trùng.
- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ. - Thực hiện “thực hành bàn tay tốt”.
- Phải có quần áo công tác sạch sẽ, mũ chụp tóc khi tiếp xúc với thực phẩm. - Băng bó vết thương, vết đứt tay bằng băng gạc không thấm nước.
- Không tiếp xúc với thực phẩm khi bị sốt, bị các bệnh truyền nhiễm và các chứng bệnh: lao, lỵ, thương hàn, tả, ỉa chảy, mụn nhọt, són đái són phân, viêm gan virus, viêm mũi, viêm họng mủ, các bệnh nhiễm trùng ngoài da, các bệnh da liễu, người lành mang trùng đường ruột.
- Tháo bỏ đồ trang sức khi bắt đầu tiếp xúc với thực phẩm. - Không dùng tay trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm.
- Không ho, hắt hơi, xì mũi, hút thuốc, nhai kẹo, cười nói to trong khu vực chế biến và phục vụ ăn uống.
c. Thực hành bảo quản thực phẩm tốt
- Thực phẩm cần được bảo quản, lưu giữ trong khu vực, dụng cụ, trang thiết bị chuyên dùng cho thực phẩm (tủ lạnh, kho lạnh...).
- Đồ đựng, bao gói thực phẩm phải an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, không gỉ sắt, có nắp đậy kín, dễ rửa.
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. (Vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh trong khoảng nhiệt độ 5-60 độ C, đây gọi là vùng nhiệt độ nguy hiểm. Vì vậy phải đảm bảo thời gian để thực phẩm trong vùng nhiệt độ nguy hiểm càng ngắn càng tốt).
- Bảo đảm thời gian bảo quản.
côn trùng.
- Không sử dụng hóa chất hoặc phương pháp bảo quản thực phẩm ngoài quy định.
d. Thực hành 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn
- Chọn thực phẩm đảm bảo an toàn.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, rửa sạch rau quả tươi.
- Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong. - Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín.
- Đun kỹ lại thức ăn thừa của bữa trước, trước khi dùng lại. - Không để lẫn thực phẩm sống và chín.
- Rửa sạch tay bằng nước sạch trước khi cầm vào thực phẩm. - Giữ bếp dụng cụ và nơi chế biến luôn sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo. - Không ăn, sử dụng các thức ăn nghi ôi thiu, mốc, hỏng.
- Chế biến thực phẩm bằng nước sạch.
e. Thực hành tốt lưu thông phân phối thực phẩm
- Chỉ dùng trang thiết bị chuyên dụng cho thực phẩm để vận chuyển, tránh gây thôi nhiễm.
- Che đậy, bao gói thực phẩm an toàn, tránh gây ô nhiễm thêm vào thực phẩm. - Giữ nhiệt độ an toàn cho từng loại thực phẩm trong quá trình vận chuyển. - Không làm biến tính, thay đổi tính chất của thực phẩm trong quá trình lưu thông phân phối.
- Khi vận chuyển thức ăn và dụng cụ cho người dùng cần để trong các vật liệu sạch sẽ, không độc, chắc chắn, che đậy kín không để hư hỏng, ô nhiễm.
- Đảm bảo đúng thời gian vận chuyển. Thức ăn chín, thời gian sau khi nấu đến khi ăn không để quá 2h.
f. Thực hành tốt nhãn mác thực phẩm
- Các thực phẩm bao gói sẵn phải có nhãn mác đầy đủ nội dung theo quy định. - Tên hàng hóa thực phẩm.
- Định lượng của hàng hóa thực phẩm. - Thành phần cấu tạo.
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu. - Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.
- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng. - Xuất xứ hàng hóa.
- Các thực phẩm tươi sống, chế biến không có bao gói sẵn, đồ ăn, đồ uống có giá trị tiêu dùng trong vòng 24h.
- Phải biết rõ nguồn gốc an toàn.
- Thức ăn phải được bảo quản sạch, chống ruồi bọ, mưa, gió, bụi.
- Dụng cụ bao gói chứa đựng phải sạch không gây thôi nhiễm, ô nhiễm vào thực phẩm.
2. Nguyên tắc riêng của bếp bánh:
- Rửa tay: (bằng xà phòng + nước sạch) trước khi chế biến thực phẩm, trước khi chia thức ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Khi mắc bệnh truyền nhiễm phải cách ly theo quy định của y tế.
- Lưu mẫu thức ăn mỗi ngày: Thực phẩm trước khi chế biến phải kiểm tra số lượng, chất lượng, giá, vệ sinh ATTP. Khi phát hiện thực phẩm kém chất lượng hoặc sai theo số lượng công khai phải báo cáo ngay.
- Phải mang bảo hộ ( găng tay, tạp dề, mũ, khẩu trang ... ) khi chế biến thức ăn. - Thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bảo quản đồ ăn, thực phẩm, đồ dùng đúng quy định. - Không cho người lạ, người không phận sự vào bếp.
- Khu vực bếp và đồ dùng phải vệ sinh thường xuyên, đảm bảo luôn sạch sẽ, gọn gàng. Thùng rác có nắp đậy, không để nước thải rò rỉ. giữ gìn môi trường xung quanh bếp sạch sẽ. Có ghi tên người trực trên bảng phân công trực vệ sinh hàng ngày.
CHƯƠNG II- CÁCH CHẾ BIẾN CÁC MÓN CỤ THỂ I- BÁNH Á:
1. Bánh chưng:
a. Nguyên liệu:
- Lá dong gói bánh chưng, chọn loại lá bánh tẻ (không non, không già) - Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy
- Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới
- Đỗ xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp, nấu chín và nghiền nhỏ.
- Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày. Chọn bì mỏng, đừng chọn nhiều nạc quá gây ngấy khi ăn
- Gia vị: Muối, hạt tiêu
b. Cách làm:
- Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín.
- Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu (ít hay nhiều tùy khẩu vị). Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau. - Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm (chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, không ngâm lâu sẽ làm gạo bị chua và bở).
- Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối và 1 thìa ăn cơm hạt nêm.
- Khi mua lá dong về cho vào nước rửa sạch. Nếu không rửa sạch sẽ thì dẫn đến bánh nhanh hỏng. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó cắt phần sống lá (Tuy nhiên, sau khi cắt sống lá xong đừng bỏ đi mà để lót vào khi luộc bánh chưng). Lưu ý, khi cắt sống lá, không cắn sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá. - Thái thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm - 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt. Gạo, nhân đã chuẩn bị đầy đủ.
- Gói bánh: Khi gói bánh chưng, xếp 4 lá vuông góc như trong hình, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm
vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính). Cho khoảng 1 bát gạo vào giữa lá dong. Lấy một nửa nắm đỗ xanh nhấn nhẹ để phần đỗ xanh trũng xuống, rồi đặt một miếng thịt vào giữa phần đỗ xanh sau đó, úp nửa phần đỗ xanh còn lại (cũng được ấn nhẹ cho trũng xuống) lên miếng thịt. Nặn nhân sao cho phần đỗ xanh bao kín gần hết miếng thịt. Đặt nhân lên trên phần gạo. Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân và dùng tay san đều sao cho gạo phủ kín nhân. Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa). Sau đó, phần gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn. Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước. Sau khi buộc xong, dùng tay ấn 4 phía của bánh để bánh được chặt. Tiếp theo là làm động tác giỗ bánh xuống bàn để bánh được thêm chắc. Thử lắc bánh, nếu còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt. - Luộc bánh: Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa. Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng sẽ vớt bánh ra.
Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc.
2. Bánh giò:
Mùa gió lạnh này, ngồi vỉa hè chùm kín mũ, quấn khăn mà xì xụp nhâm nhi đĩa bánh giò nóng hổi còn gì thích hơn. Bánh giò dùng nóng kèm tương ớt hoặc chút hạt tiêu, thích hợp cho bữa sáng hoặc bữa xế nhẹ nhàng.
Bánh giò ăn kèm với dưa góp thì còn gì tuyệt vời hơn. Nhân chính của bánh giò gồm có nấm, mộc nhĩ và thịt lợn. Tất cả đều được băm nhỏ. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm hành tây thái hạt lựu và trứng cút luộc vào bánh sẽ cực kì hấp dẫn đấy.
a. Nguyên liệu:
50g mộc nhĩ cắt nhỏ, 500g thịt lợn (hoặc thịt gà) băm nhỏ, 1sp dầu thực vật, 14 miếng lá chuối 25x25 cm (10x10 inch), 1 sp nước mắm, 1 chén bột gạo trắng, 2 chén bột năng/ bột bắp, 6 chén nước xương (để nguội)
b. Cách làm:
- Băm nhỏ mộc nhĩ
- Sau đó trong một chảo lớn, cho thịt vào và đảo liên tục cho đến khi thịt chín. Tiếp đó cho thêm mộc nhĩ vừa băm vào, đảo đều rồi để nguội. Ở bước này các bạn nhớ nêm nếm đầy đủ gia vị cho ngon và thơm nhé.
- Trong một chiếc chảo chống dính khác, cho bột gạo, bột bắp và nước xương vào, quấy đều cho đến khi nhận được hỗn hợp bột đặc, dẻo và quánh.
- Chuẩn bị lá: Các bạn hãy đun một nồi nước sôi rồi thả lá chuối vào để luộc. Công đoạn này giúp lá chuối mềm hơn, lúc gói bánh sẽ không bị gãy. Nếu lá chuối già thì các bạn luộc lâu hơn một chút nhé .
- Gấp lá chuối 2 lần thành miếng tam giác, mở ra thành cái phễu. Cầm trong lòng bàn tay trái, góc gấp thừa ra để gần ngón cái. Múc 1 muỗng bột vào, trét ra 1 bên thành phễu tạo lỗ ở giữa. Cho vào 2-3 muỗng nhân, thêm 2 muỗng bột lên trên, trét đều che nhân lại. Gấp cạnh ở ngón tay cái vào trước, rồi gấp 2 bên. Cuối cùng gấp phần còn lại và nhét vào 2 mí gấp trước. Cẩn thận hơn các bạn hãy dùng dây nilon buộc bánh lại.
- Bước cuối cùng sẽ cho bánh vào nồi, để lửa nhỏ và hấp bánh trong 20 phút.
3. Bánh khoai sọ:
a. Nguyên liệu:
Mộc nhĩ: 2-3 tai, Cà rốt: 1 củ, Bột cà mỳ: 50 gr, Bột mì: 20 gr, Bột năng: 2 thìa cà phê, Que nướng: 10 cái, Đậu đen: 20 hạt, Tăm nhọn, Mắm, hạt nêm, hạt tiêu, gia vị
b. Thực hiện:
- Khoai sọ gọt bỏ vỏ, bổ nhỏ ngâm vào bát nước muối cho ra bớt nhựa. Sau vớt ra cho vào nồi hấp, hấp chín rồi dùng thìa tán thật nhuyễn.
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở thái nhỏ. Phi thơm hành khô rồi cho thịt vào xào chín tới cùng một chút nước mắm. Cho tiếp đến nấm hương, mộc nhĩ vào xào trong khoảng 3-4 phút nữa thì nêm thêm hạt nêm, hạt tiêu cho vừa miệng rồi tắt bếp.
- Hòa bột năng với ½ bát con nước, cho vào nồi rồi đặt lên bếp quấy cho đến khi bột đặc lại và chuyển mầu trong thì tắt bếp. Nặn khoai sọ thành những viên tròn rồi ấn dẹt, xúc một ít thịt cho vào giữa, túm các mép lại để cho khoai bọc kín nhân. Lại vê tròn viên khoai rồi lăn qua bát bột mì, lăn tiếp qua bát bột năng, và cuối cùng là lăn qua bát bột chiên xù.
- Lấy hai hạt đỗ đen và một mẩu nhỏ cà rốt ấn vào viên khoai để tạo mắt và miệng.
- Làm nóng thật nhiều dầu ăn trong chảo, cho bánh vào rán vàng các mặt là được (vì nhân bánh đã được làm chín trước nên không cần rán bánh quá lâu).
- Cắt một miếng cà rốt to mỏng làm vành mũ, cắt tiếp một miếng cà rốt nhỏ hơn và dầy gấp đôi để làm chóp mũ.
- Dùng dao cắt một đường mỏng ở xung quanh một mặt của miếng cà rốt dầy để tạo hình cho giống cái chóp mũ hơn.
- Đặt miếng chóp mũ lên miếng vành mũ rồi dùng tăm để cố định 2 miếng lại với nhau. Lấy một lá hành đã được chần qua nước nóng quấn quanh chóp mũ buộc lại thành cái nơ cho mũ.
- Cắt một miếng cà rốt nhỏ có độ dầy bằng với miếng cà rốt làm chóp mũ. Dùng que nướng xiên qua miếng cà rốt rồi lại xiên qua chiếc bánh và cuối cùng là xiên
qua chiếc mũ.
4. Bánh giầy
a. Nguyên liệu ( Cho 7 cái bánh to):
160gr bột nếp, 1/2 muỗng cà phê muối, 160ml nước hơi ấm, 200gr đậu xanh, 80gr đường, 1/2 chén hành lá thái nhỏ, 2 muỗng canh hành phi
b. Thực hiện:
- Đậu xanh ngâm 3 tiếng, vo sạch đem hấp chín.
- Chờ đậu nguội hãy cho vào máy xay hoặc cho vào cối giã không cần xay/ giã nhuyễn.
- Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu, chờ dầu hơi nóng cho hành lá vào xào thơm.
- Tiếp đó cho 2/3 đậu xanh cùng với đường vào xào cho đến khi đậu xanh vào đường quyện thành một khối là tắt bếp.
- Khi tắt bếp rồi thì hãy cho hành phi vào trộn đều. Chờ nhân nguội bạn viên nhân to nhỏ tùy ý.
- Bột nếp + muối cho vào tô trộn đều, sau đó cho nước từ từ vào. Mang bao tay, nhồi bột khoảng 7-10 phút cho bột mịn dẻo không dính tay.
- Chia bột ra những phần nhỏ, viên tròn và đè dẹp cục bột. Sau đó cho nhân vào, viên tròn lại, để vỏ bánh bọc kín nhân.
- Nấu 1 nồi nước, khi nước sôi cho bánh vào luộc.
- Khi bánh nổi lên luộc thêm vài phút nữa. Sau đó vớt bánh ra cho vào tô nước lạnh.
- Cuối cùng vớt bánh ra cho vào phần đậu xanh xay còn lại, lăn đều để đậu xanh