Lý do thực sự đằng sau quyết định hoãn kỳ họp “Lưỡng hội” của Tập Cận Bình

Một phần của tài liệu BCA036 (Trang 25 - 27)

Cận Bình

TTXVN (Hong Kong) – Theo trang mạng secretchina.com số ra ngày 25/2, Kỳ họp “Lưỡng hội” Trung Quốc, bao gồm kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC - tương đương quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC - tương tự mặt trận tổ quốc) có thể sẽ bị trì hoãn do sự bùng phát và lan rộng bởi bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19), đây là điều hiếm gặp trong lịch sử chính trị Trung Quốc, giới học giả Anh cho rằng dịch bệnh đã làm lung lay địa vị của Tập Cận Bình. Tập Cận Bình có ý định thông qua việc hoãn kỳ họp “Lưỡng hội” để giành lại quyền kiểm soát kiểm soát tình hình, giảm thiểu cơ hội để người khác lợi dụng cuộc họp đưa ra những phát biểu quá khích, qua đó cũng để tự bảo vệ mình.

Tăng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc trực thuộc Học viện Á-Phi (SOAS) tại Đại học London (Anh), đã chỉ ra rằng dịch COVID-19 đã làm lung lay địa vị của Tập Cận Bình, khiến ông chỉ có thể lùi kỳ họp “Lưỡng hội” để thực hiện các biện pháp mạnh mẽ và kiểm soát tổn thất, nắm lại quyền kiểm soát tình hình mới có thể “giảm thiểu tối đa thiệt hại”.

Tăng Nhuệ Sinh giải thích, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân Đại) không có thực quyền, vì vậy không có lý do gì để tổ chức kỳ “Lưỡng hội” khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đang kiểm soát việc đi lại của người dân và cấm các cuộc họp mặt tập trung đông người. Việc trì hoãn Kỳ “Lưỡng hội” cũng có thể làm giảm thiểu nguy cơ ai đó sử dụng các kỳ họp để đưa ra các phát biểu gay gắt nhắm vào ông Tập.

Tuy nhiên, Tăng Nhuệ Sinh cho rằng mặc dù Tập Cận Bình tin rằng cần phải tự bảo vệ mình, nhưng việc trì hoãn kỳ “Lưỡng Hội” lần này là một hành vi phòng thủ tích cực.

Ngày 24/2, Ủy ban Thường vụ Nhân Đại toàn quốc Trung Quốc đã xem xét, quyết định hoãn Kỳ họp Nhân Đại toàn quốc dự kiến diễn ra vào đầu tháng 3/2020. Cùng ngày, Ủy ban Chính Hiệp Toàn quốc cũng đề nghị hoãn Kỳ họp của Chính Hiệp toàn quốc 2020. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1995, Kỳ họp “Lượng hội” Trung Quốc bị trì hoãn.

Tờ Minh báo (Hong Kong) ngày 20/2 vừa qua trích dẫn một nguồn tin nói rằng Tập Cận Bình ban đầu không muốn hoãn kỳ “Lưỡng hội”, bởi đây là một quyết định phá vỡ truyền thống và không hề dễ dàng đối với một lãnh tụ tối cao như ông Tập. Tuy nhiên, do sự bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh và nguy cơ đối với hàng chục nghìn người tập trung tại Bắc Kinh là vô cùng cao; bên cạnh đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường kiên quyết yêu cầu trì hoãn, trong khi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị cũng đa số tán thành trì hoãn kỳ “Lưỡng hội”.

Nhật báo Bình Quả (Hong Kong) trước đó tiết lộ rằng trong cuộc họp khẩn của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ngày 25/1, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã tranh luận gay gắt về việc có nên tổ chức kỳ “Lưỡng hội” vào đầu tháng 3/2020 hay không. Các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị thuộc “phe Tập” đứng đầu là Tập Cận Bình cho rằng nên tổ chức kỳ “Lưỡng hội” theo đúng kế hoạch, mục đích là để “ổn định” lòng dân, và cho bên ngoài thấy cái gọi là “thái bình thịnh thế” (thanh bình và thịnh vượng) của Trung Quốc, nhưng các thường ủy khác, đứng đầu là Lý Khắc Cường lại cho rằng bệnh viêm phổi Vũ Hán là “quốc nạn”, sẽ có thể ảnh hưởng đến số liệu kinh tế của Đại lục, Báo cáo công tác Chính phủ cũng cần được sửa đổi, kiến nghị hoãn kỳ họp “Lưỡng hội”.

Lâm Hòa Lập, giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Khoa Lịch sử - Đại học Trung văn Hong Kong nhận định, Bắc Kinh lo ngại về tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế Trung Quốc, nhưng điều mà các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo ngại hơn là tính bền vững của quyền lực quốc gia và năng lực duy trì ổn định xã hội của Bắc Kinh. Họ có thể làm điều này hay không phụ thuộc phần lớn vào biểu hiện của Tập Cận Bình, nhưng thất bại của Bắc Kinh trong việc ngăn chặn sự lây lan đáng báo động của virus corona cho thấy Tập Cận Bình đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi ông lên cầm quyền vào cuối năm 2012.

Chất vấn phổ biến nhất hiện nay là Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo chậm nhất là ngày 7/1, thậm chí ngày 3/1 đã biết mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, nhưng sau khi đợi đến ngày 19/1 khẩn cấp điều chuyên gia đến nghiên cứu tình hình, ngày 20/1 mới đưa ra chỉ thị khởi động các biện pháp phòng chống dịch. Về thời cơ, ít nhất đã để lỡ mất 2 tuần. Và 2 tuần chết chóc này đã ủ thành một dịch bệnh lớn lây lan khắp toàn cầu.

Ngày 27/1, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng phát biểu trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), thời thừa nhận đã không công bố thông tin một cách hợp lý vào giai đoạn đầu khi cơn dịch bùng phát. Tuy nhiên, ông kêu gọi người dân hiểu cho chính quyền địa phương, vì “việc không kịp thời tiết lộ” về tình hình dịch bệnh là do phải chờ “sau khi chính quyền Trung ương ủy quyền, tôi mới được tiết lộ”. Hành động của Chu Tiên Vượng bị dư luận trong ngoài Trung Quốc cho là đang “đùn đẩy trách nhiệm” cho Trung ương.

Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan cho rằng quan trọng hơn, những phát ngôn của Chu Tiên Vượng đã khiến chính quyền Trung ương bối rối.

Ngoài ra, trước đó có thông tin cho thấy Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh quốc gia Trung Quốc (CCDC) Cao Phúc “ngã ngựa”, nhưng thông tin liên quan sau đó không được xác nhận. Ngược lại, Cao Phúc trong một lần hiếm hoi gần đây đã tiết lộ với phương tiện truyền thông Hong Kong rằng đầu tháng 1/2020 đã báo cáo về tình hình dịch bệnh và cảnh báo cho chính quyền trung ương, nhưng Ban lãnh đạo Trung ương chẳng có động thái gì.

Sau khi liên tục bị chỉ trích vì đã làm lỡ thời cơ và và không có hành động gì, Tập Cận Bình đã liên tục có động thái, như triệu tập các cuộc họp của Ủy ban thường vụ Bộ

Chính trị. Bài phát biểu của Tập Cận Bình tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 3/2 được công bố trên tạp chí Cầu thị số ra ngày 15/2 dường như là để đáp lại những lời chỉ trích của dư luận, với dụng ý nói rằng Tập Cận Bình đã sớm nắm được tình hình, ngày 7/1 đã đích thân triển khai và chỉ đạo ứng phó với dịch bệnh Vũ Hán. Cho đến Hội nghị Bộ Chính trị vào ngày 21/2, một lần nữa, Tân Hoa xã đăng bài nhấn mạnh rằng “Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng phút từng giờ quan tâm đến tình hình dịch bệnh, coi việc phòng chống, kiểm soát dịch là ưu tiên hàng đầu, đích thân chỉ đạo, đích thân triển khai” v.v…

Tạp chí Lợi ích quốc gia (Mỹ) cho rằng sự bùng nổ của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán là một thách thức nghiêm trọng đối với Tập Cận Bình. Việc nắm hết quyền hành của Tập Cận Bình đã gây khó khăn cho ông trong việc coi giới chức địa phương Vũ Hán là “vật tế thần”.

Sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng – được cho là người đầu tiên cảnh báo về sự nguy hiểm của dịch viêm phổ Vũ Hán – bị chết do nhiễm virus corona, nhiều người dân Trung Quốc đã bày tỏ sự bất mãn và phẫn nộ đối với chính quyền trên các phương tiện mạng xã hội, mặc dù những bài viết của họ đã sớm biến mất trên Internet. Hứa Chương Nhuận, một học giả và giáo sư nổi tiếng Trung Quốc tại Đại học Thanh Hoa, sau khi đăng tải bài viết “Những người dân phẫn nộ đã không còn sợ hãi”, đã bị quản thúc tại gia. Trong khi đó, Hứa Chí Dũng, một trí thức Trung Quốc lưu vong, đã sớm bị bắt giữ tại Quảng Châu sau khi đăng tải thư ngỏ yêu cầu Tập Cận Bình “thoái vị”.

Ngay cả những người Trung Quốc sống ở Mỹ cũng đưa ra những lời kêu gọi như vậy. Ngay trước khi Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải có bài phát biểu tại phân hiệu Đại học California, San Diego (Mỹ) ngày 4/2, một thanh niên Trung Quốc đã đứng dậy và hét to: “Hạ bệ Tập Cận Bình!”. Thanh niên này ngay lập tức bị nhân viên an ninh đưa ra khỏi địa điểm trên.

Nhà bình luận chính trị thời sự Cao Phong có bài viết cho rằng kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, ngoài những tiếng nói trong người dân, các thế lực chống Tập trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng luôn tìm cách chống lại Tập Cận Bình. Nếu kỳ “Lưỡng hội” Trung Quốc được triệu tập, không chỉ có nguy cơ lây lan dịch bệnh, mà cục diện chính trị cũng có thể xuất hiện các nhân tố bất ổn. Đây mới là lý do thực sự để Tập Cận Bình trì hoãn kỳ “Lưỡng hội” năm nay.

Một phần của tài liệu BCA036 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w