Tập Cận Bình tiếp tục mở rộng và thâu tóm quyền lực

Một phần của tài liệu BCA036 (Trang 27 - 31)

TTXVN (Hong Kong) - Nhật báo Bình quả có quan điểm chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Hong Kong ngày 24/2, đăng bài viết của nhà báo kỳ cựu Phan Tiểu Đào (Pan Xiaotao) cho rằng Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục thâu tóm quyền lực trên chính trường Trung Quốc. Bằng chứng gần đây nhất là lợi dụng quy trách nhiệm đối với các quan chức địa phương để tập trung quyền lực trong tay thông qua việc bố trí thân tín của mình vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Theo bài viết, ngày 13/2/2020, quan trường Trung Quốc lại xảy ra “động đất”, cùng lúc hai quan chức cấp tỉnh, bộ đang ở tuyến đầu xử lý dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán “dịch

viêm phổi do chủng mới virus corona/2019-nCoV khởi phát tại thành phố Vũ hán, tỉnh Hồ Bắc) và phong trào biểu tình chống dẫn độ sang Trung Quốc tại Hong Kong bị thay thế. Mặc dù sự thay đổi này là nằm trong dự đoán của mọi người, nhưng được tiến hành giữa lúc Trung Quốc đang dốc sức chống dịch là điều khiến mọi người bất ngờ và khiến dư luận quan tâm. Giới chính trị Hong Kong cùng đưa ra thắc mắc, tại sao Tập Cận Bình lại quyết định thay đổi trong lúc này? Liệu có tác dụng gì với Tập Cận Bình trong việc giải quyết hai nguy cơ chính trị lớn hiện nay là dịch bệnh và biểu tình tại Hong Kong hay không? Câu trả lời thỏa đáng hơn cả là chỉ cần Tập Cận Bình vẫn nắm quyền tối cao trong tay, thay đổi lãnh đạo địa phương như thế nào cũng không thể có hành động lớn.

Trước tiên là thay đổi lãnh đạo tại tỉnh Hồ Bắc. Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương (Jiang Chaoliang) bị mất chức, Thị trưởng Thượng Hải Ứng Dũng (Ying Yong) được đưa đến Hồ Bắc tiếp quản chức vụ này. Cùng lúc, Bí thư Thành ủy Vũ Hán bị mất chức, Bí thư Thành ủy Tế Nam (Sơn Đông) Vương Trung Lâm (Wang Zhonglin) thay thế. Như vậy, công với trước đó Chủ nhiệm Ủy ban sức khỏe - y tế tỉnh Hồ Bắc được thay thế bởi thân tín của Tập Cận Bình là Vương Hạ Thắng (Wang Hesheng), các quan chức liên quan đến sự thành bại của cuộc chiến chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại tỉnh Hồ Bắc đều được thay thế bằng thân tín của Tập Cận Bình.

Trên thực tế, mục đích thay đổi lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc của Tập Cận Bình là để người dân có đối tượng để trút giận. Hiện nay, cả hệ thống đảng và chính quyền của tỉnh Hồ Bắc đều bị chỉ trích. Nguyên nhân là ngay từ khi dịch bệnh mới bùng phát, quan chức tỉnh Hồ Bắc đã che giấu dịch bệnh trước công chúng. Thông tin về số người nhiễm bệnh trước khi phong tỏa Vũ Hán và thông tin liệu 2019-nCoV có lây từ người sang người hay không mà quan chức tỉnh Hồ Bắc công bố đều không đúng thực tế. Nhằm trấn an dư luận trong dân chúng, trong thời gian này, lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc còn cho phép tổ chức tiệc chiêu đãi với hàng chục nghìn người tham gia, cố tình tạo ra bầu không khí chính trị bình thường tại địa phương mình, đến khi Vũ Hán bất ngờ bị phong tỏa, người dân mới giật mình về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Hơn thế, hành vi đối xử theo kiểu chuyên chính cường quyền của Chính quyền tỉnh Hồ Bắc đối với cố bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên đưa ra cảnh báo về dịch bệnh, càng khiến người dân phẫn nộ. Trong bối cảnh này, tất yếu phải có người đứng ra chịu trách nhiệm, tức phải có quan chức trở thành đối tượng để người dân trút giận. Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc, Tưởng Siêu Lương và Bí thư Thành ủy Vũ Hán, Mã Quốc Cường, với tư cách là lãnh đạo số một tại địa phương hiển nhiên phải chịu trách nhiệm lớn hơn cả và bị mất chức là không thể tránh khỏi. Có điều, những người am hiểu về các “quy tắc ngầm” trên chính trường Trung Quốc đều nhận thức được Tưởng Siêu Lương và Mã Quốc Cường chính là “vật hy sinh” đầu tiên trong cuộc chiến chống dịch bệnh gây chết người tại Trung Quốc hiện nay.

Một vấn đề đặc biệt quan trọng, đó chính là lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc phải đứng ra gánh họa cho Tập cận Bình, để ngọn lửa phẫn nộ của người dân không bùng cháy và lan đến Trung ương. Thực tế cho thấy, Trung ương đã sớm biết tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán, bằng chứng là ngày 3/1, Trung Quốc đã chính thức thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới

(WHO) và Mỹ biết về tình hình dịch bệnh. Ngoài ra, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng (Zhou Xianwang) khi trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã nói một cách đầy ẩn ý: “Tôi là quan chức chính quyền địa phương, khi biết thông tin về dịch bệnh, nhưng phải được trao quyền mới được công bố”. Trang mạng thông tin chính thống của Chính quyền Thành phố Vũ Hán cũng đăng tải bài viết “giải oan” cho Thị trưởng Chu Tiên Vượng, trong đó nêu rõ, ngày từ tháng 12/2019, khi dịch bệnh mới bùng phát, Lãnh đạo Thành phố Vũ Hán đã báo cáo tình hình liên quan lên các cơ quan ý thế cấp nhà nước. Trung ương cũng đã cử nhóm chuyên gia ý tế đến Vũ Hán tiến hành điều tra nghiên cứu và đưa ra kết luận sơ bộ. Thị trường Vũ Hán Chu Tiên Vượng không phải là quan chức chuyên ngành y tế, do vậy tôn trọng và nghe theo kiến nghị của chuyên gia y tế là không có gì sai. Như vậy có thể thấy, lãnh đạo cấp cao nhất Trung Quốc là Tập Cận Bình ngay từ ban đầu nắm được tình hình dịch bệnh, nhưng không kịp thời đưa ra biện pháp mạnh, bỏ lỡ thời cơ vàng ngăn ngặn dịch bệnh bùng phát và lan rộng. Còn lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc chỉ có quyền làm theo mệnh lệnh, nên nói họ đã gánh tội cho Tập Cận Bình là không sai.

Vấn đề khiến giới chính khách tranh luận nhiều gần đây là Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương bị mất chức và Ứng Dũng, thành viên “Quân nhà Tập” (chỉ quan chức từng là thuộc cấp của Tập Cận Bình khi còn công tác địa phương), lẽ nào Tập Cận Bình đã có cơ sở để khẳng định chắc chắn sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch bệnh, nên mới vội vàng đưa thân tín của mình tới Hồ Bắc để “gặt hái” thành quả, tăng thêm thành tích chính trị. Mặc dù thức mắc này cho đến nay vẫn chưa được giải đáp, nhưng thực tế là sau khi Ứng Dũng đến Hồ Bắc, Tập Cận Bình đã lập tức chỉ thị cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) do Tập cận Bình kiểm soát tiếp tục điều động thêm 2.600 nhân viên y tế đến Vũ Hán, đồng thời huy động một lượng lớn vật tư cần thiết tới Vũ Hán. Còn bản thân Tập Cận Bình tuyên bố đích thân chỉ huy và trực tiếp bố trí công tác chống dịch bệnh. Hiển nhiên, chỉ cần Tập Cận Bình đích thân chỉ huy và ra lệnh, nhân lực và vật tư y tế sẽ ùn ùn đổ về Vũ Hán, mà đây chính là điều kiện tiên quyết để chiến thắng dịch bệnh.

Nhìn sang Hong Kong, Chủ nhiệm Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Ma Cao thuộc Quốc Vụ Viện (Chính phủ) Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming) cũng được thay thế bởi thân tín của Tập Cận Bình là Hạ Bảo Long. Bản chất của hành động này của Tập Cận Bình cũng là dựa vào quy trách nhiệm để thâu tóm quyền lực. Thực tế cho thấy, phong trào biểu tình tại Hong Kong bùng phát từ tháng 6/2019 và kéo dài đến hiện nay đã đụng chạm đến an ninh chính trị, kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc, suy cho cùng hoàn toàn là do Tập Cận Bình nhiều lần để mất cơ hội giải quyết dẫn đến. Thế nhưng, giống như vậy, quyết sách sai lầm của Tập Cận Bình và Trung ương cần phải có người đứng ra chịu trách nhiệm. Trong bối cảnh này, ngoài Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Chính phủ Trung ương tại Hong Kong là Vương Chí Dân (Wang Zhimin) ra, Trương Hiểu Minh với tư cách là Chủ nhiệm Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Ma Cao thuộc Quốc Vụ Viện cũng không thể đứng ngoài cuộc. Do vậy, Trương Hiểu Minh bị giáng chức xuống phó Chủ nhiệm Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Ma Cao

thuộc Quốc Vụ Viện chính là đã gánh hậu quả để bảo vệ hình tượng huy hoàng của Tập Cận Bình.

Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Ma Cao thuộc Quốc Vụ Viện vốn là cơ quan làm việc của Quốc Vụ Viện, hiện nay do một lãnh đạo cấp quốc gia (Hạ Bảo Long đang giữ chức phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị hiệp thương/Chính hiệp toàn quốc) và 3 lãnh cấp bộ gồm Trương Hiểu Minh, Lạc Huệ Ninh (Luo Huining), đều là ủy viên Trung ương khóa XIX và Phó Tự Ứng (Fu Ziying) là ủy viên Trung ương dự khuyết khóa XIX phụ trách. Sự bố trí này khiến cho Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia thuộc Quốc Vụ Viện, vốn được nhìn nhận là “tiểu Quốc Vụ Viện” cũng phải kiềng nể. Giới phân tích chính trị Hong Kong cho rằng bố trí lãnh đạo như vậy ở Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Ma Cao thuộc Quốc Vụ Viện cho thấy, ngoài việc Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực ra, rõ ràng, tầm quan trọng của Hong Kong đối với sinh mệnh chính trị của Tập Cận Bình, thậm chí là vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ vẫn đang tăng lên mà không hề suy giảm. Có lẽ sự coi trọng của Tập Cận Bình đối với Hong Kong chỉ xếp sau thách thức đến từ đối thủ chính trị trong nội bộ ĐCSTQ, dịch bệnh và chiến tranh thương mại. Nhất là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sức ép đi xuống hiện nay, Tập Cận Bình càng cần có Hong Kong như cánh cửa và một kênh thông thoáng để thu hút vốn đầu tư và công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc, giảm bớt sức ép đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc.

Giới phân tích chính trị Hong Kong nêu rõ, cải tổ hệ thống quyền lực liên quan đến Hong Kong và Ma Cao của Tập Cận Bình hiện nay tuy chỉ là sự sắp xếp quá độ, nhưng lần đầu tiên đã có sự phân cấp rõ ràng giữa Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Ma Cao và Văn phòng liên lạc. Theo đó, Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Ma Cao tiếp nhận đại quyền, còn Văn phòng liên lạc Chính phủ Trung ương tại Hong Kong và tại Ma Cao giảm quyền, giảm nguồn lực và chịu sự lãnh đạo của Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Ma Cao. Vấn đề đáng chú ý ở đây là Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Ma Cao do Hạ Bảo Long, thân tín của Tập Cận Bình phụ trách đồng nghĩa với từ nay về sau, Tập Cận Bình sẽ trực tiếp chỉ đạo công việc liên quan đến Hong Kong và Ma Cao. Theo đó, quyền lực của Tiểu ban Lãnh đạo Trung ương về công tác Hong Kong và Ma Cao do Hàn Chính (Han Zheng) làm Trưởng tiểu ban có thể bị làm trống rỗng.

Cuối cùng, điều mà ai cũng có thể nhận thấy là năng lực lãnh đạo và quản trị đất nước của Tập Cận Bình cho đến hiện tại chưa có gì chứng minh, nhưng Tập Cận Bình luôn vô cùng nhạy cảm đối với vấn đề quyền lực. Lần này, Tập Cận Bình đã cùng lúc coi hai nguy cơ (biểu tình tại Hong Kong và dịch bệnh tại Vũ Hán) là thời cơ thâu tóm và mở rộng quyền lực thông qua việc bố trí hai thân tín của mình là Ứng Dũng và Hạ Bảo Long vào vị trí chủ chốt. Trong đó, Hạ Bảo Long, năm nay 67 tuổi, hai năm trước đã không thể nắm quyền tại Ủy ban Chính pháp Trung ương, được đưa ra Chính hiệp và chuẩn bị về hưu là minh chứng rõ nhất cho thấy Tập Cận Bình luôn tìm cách thâu tóm quyền lực. Có điều Tập Cận Bình chỉ biết tập trung quyền lực trong tay mà không biết phân quyền. Như

vậy, chẳng khác gì con người có chí lớn mà không có tài, cho nên dù Tập Cận Bình có tập trung nhiều hơn nữa quyền lực trong tay, với người dân Trung Quốc, với đất nước Trung Quốc đều không thể kỳ vọng nhiều. Giống như vậy, nút thắt chính trị và tình hình bất ổn trong xã hội Hong Kong sẽ không thể giải quyết trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu BCA036 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w