HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: SỬ Lớp

Một phần của tài liệu Tập đề và đáp án thi học sinh giỏi môn sử lớp 8 năm 2015 tham khảo (Trang 60 - 66)

- Đối với thế giới:

HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: SỬ Lớp

Môn thi: SỬ - Lớp 8 Câu 1: ( 2 điểm) Ý/Phần Đáp án Điểm Ý 1 Ý 2 Ý 3

Ở Nga năm 1917 đã xảy ra hai cuộc cách mạng , đó là cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cuộc cách mạng XHCN tháng Mười.

Sở dĩ có hai cuộc cách mạng này là vì:

- Vào đầu thế kỉ XX, ở Nga lúc này tồn tại nhiều mâu thuẫn : giữa nông dân nga với chế độ phong kiến Nga hoàng ; giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ; giữa Đế quốc Nga với các dân tộc trong đế quốc Nga.

- Cách mạng tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại, đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính …. - Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch

0,5

0.5

tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.

Tháng 10 năm 1917, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đã nổ ra và giành thắng lợi.

Câu 2: ( 2 điểm)

Ý/Phần Đáp án Điểm

Ý 1 * Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:

- Từ giữa thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây trong đó có Pháp đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu .

- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên - Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng suy yếu

- Duyên cớ: Lấy có bênh vực đọa Gia Tô liên quân pháp -Tây Ban Nha kéo đến xâm lược Việt Nam .

1.0

Ý 2 * Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1858 vì:

- Đà Nẵng là một vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. - Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, lại nằm trên đường thiên lý Bắc Nam. - Đà Nẵng chỉ cách Huế 100 km, qua đèo Hải Vân, tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu hoạt động từ trước làm hậu thuẫn. Dụng ý của Pháp là sau khi chiếm được Đà Nẵng, sẽ tiến thẳng ra Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng. - Hậu phương Đà Nẵng là đồng bằng Nam - Ngãi có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Câu 3: (3 điểm)

Ý/Phần Đáp án Điểm

Ý 1 Quá trình xâm lược của TD Pháp.

- 31.8.1858, 3000 quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

* Âm mưu: Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”: Chiếm Đà Nẵng -> ra Huế -> buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

- 1.9.1858: Pháp nổ súng xâm lược nước ta đầu tiên ở Đà Nẵng , sau 5 tháng xâm lược chúng chiếm được bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng).

- Thất bại ở kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” – Pháp thay đổi kế hoạch:

+ 2.1859 Chúng tập trung đánh Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- 1861 Pháp đánh rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì, chiếm: Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.

- 5.6.1862 triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi, cắt một phần lãnh thổ cho Pháp (3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà + đảo Côn Lôn).

- 1867 Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Sau đó Pháp xúc tiến công cuộc đánh chiếm ra Bắc Kì.

- 1873: Pháp đánh ra Bắc Kì lần I.

- 1874 Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất (chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp) -> Làm mất một phần lãnh thổ quan trọng của Việt Nam.

- 1882 Pháp đánh ra Bắc Kì lần II: Chiếm được Bắc Kì.

- 1883 Nhân lúc triều đình Nguyễn lục đục, chia rẽ, vua Tự Đức chết… Pháp kéo quân vào cửa biển Thuận An uy hiếp, buộc triều đình ký hiệp ước Hác-măng (25.8.1883)- thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì.

- 1884 Pháp tiếp tục ép triều đình Huế phải ký hiệp ước Pa-tơ-nốt (6.6.1884) - Đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam.

* Nhận xét:

Như vậy sau gần 30 năm, TD Pháp với những thủ đoạn, hành động trắng trợn đã từng bước đặt ách thống trị trên đất nước ta. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa PK -> kéo dài cho đến tháng 8.1945.

Ý 2 * Dưới triều Nguyễn nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp vì:

- Chế độ phong kiến nước ta dưới triều Nguyễn đã khủng hoảng toàn diện: Chính trị: không ổn định, kinh tế không phát triển do nông nghiệp không được trú trọng. Quốc phòng không có khả năng chống xâm lược. Xã hội: Đời sống nhân dân cực khổ …

- Nhà Nguyễn nắm ngọn cờ dân tộc trực tiếp chống Pháp nhưng lại hèn nhát, đặt quyền lợi giai cấp, dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc, sợ mất ngai vàng, “sợ dân hơn sợ giặc”…

- Nhà Nguyễn không động viên được sức mạnh toàn dân, không đoàn kết được các dân tộc trong kháng chiến, thụ động đầu hàng, để mất nước dễ dàng.

 Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn :Nhà Nguyễn phải chịu

trách nhiệm lớn trong việc làm mất nước :

- Trước việc thực dân Pháp đem quân vào xâm lược nước ta triều đình nhà Nguyễn đã không đưa ra đường lối kháng chiến chống lại sự xâm lược của Pháp. Nên đã bỏ qua nhiều thời cơ thuận lợi để đánh Pháp. - Đối với Pháp triều đình tỏ ra lo sợ,nhu nhược trước Pháp. Còn đối với nhân dân ta thì triều đình nhà Nguyễn thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh .

- Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ không chịu tiến hành cải cách theo đề nghị của các sĩ phu tiến bộ. Để cánh tân đất nước .

Chính vì những thái độ nhu nhược này của triều đình mà đã làm cho đất nước ta rơi vào tình trạng nửa phong kiến nửa thuộc địa.

1,0

Câu4: (3 điểm)

Ý/Phần Đáp án Điểm

Ý 1 *Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế :

- Địa bàn: vùng rừng núi rậm rạp ở Yên Thế -Bắc Giang…. - Nguyên nhân:

+ Kinh tế nông nghiệp sa sút,đời sống nông dân vô cùng đói khổ ,một bộ phận phải lên Yên Thế…

+Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của Pháp,để bảo vệ cuộc sống của mình họ đã đứng lên đấu tranh…

- Diễn biến

+Giai đoạn 1884-1892: nhiều toán quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm…

+Giai đoạn 1893-1908: nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám bắt tên điền chủ Sét-nay,…hai lần giảng hòa với pháp….bắt liên lạc với các nhà yêu nước…

+Giai đoạn 1909-1913:Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế 2,5

,lực lượng nghĩa quân hao mòn dần .Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã…

-Ý nghĩa:

+ góp phần làm chậm quá trình xâm lược bình định của thực dân Pháp...

+ chứng tỏ sức mạnh và khả năng cách mạng to lớn của giai cấp nông dân...

- Nguyên nhân thất bại: Do Pháp còn mạnh câu kết với phong kiến,lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu lại cô lập bó hẹp trong phạm vi một địa phương,chưa có sự lãnh đạo cưa một giai cấp tiên tiến…

Ý 2 *Cuộc khởi nghĩa Yên Thế khác với các cuộc khởi nghĩa cùng thời

- Không chịu sự chi phối của tư tưởng Cần Vương,mang tính dân tộc yêu nước sâu sắc….

-Thời gian tồn tại lâu dài nhất: 29 năm...

- Lãnh đạo không phải là văn thân sĩ phu mà là giai cấp nông dân… - Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt ….

0,5

UBND HUYỆN ...

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 2Năm học 2014 - 2015 Môn thi: SỬ- Lớp 8

Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)

Trình bày bối cảnh, nội dung và kết quả cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản ?

Câu 2: (2 điểm)

Pháp có âm mưu gì khi mở cuộc tấn công Đà Nẵng năm 1858 ? Chúng đã thất bại như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”?

Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862. Nhận xét về tính chất hiệp ước và thái độ triều đình Huế ?

Câu 4: (3 điểm)

Trình bày phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858- 1884) ?

Câu 5 : (1,5 điểm)

Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương ? Cho biết cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất ? Vì sao ?

--- HẾT ---

(Đề thi gồm có 01 trang)

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:...; Số báo danh...

UBND HUYỆN ...

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤMMôn thi: SỬ - Lớp 8

Câu 1: (2 điểm)

Ý/Phần Đáp án Điểm

Ý 1 * Bối cảnh:

- Các nước tư bản phương Tây ngày càng tăng cường can thiệp

Ý 2

Ý 3

vào Nhật Bản. Trước tình hình đó, Nhật Bản cần có sự lựa chon: hoặc duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước.

- 1/1868, sau khi lên ngội, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, giáo dục, quân sự nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu.

* Nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:

- Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống... phục vụ giao thông liên lạc.

- Chính trị, xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Quân sự: Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...

* Ý nghĩa :

Một phần của tài liệu Tập đề và đáp án thi học sinh giỏi môn sử lớp 8 năm 2015 tham khảo (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w