2.2.3.1. Mức độ ô nhiễm môi trường
Bất kì hoạt động sản xuất nào của con người đều có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, có thể là mặt tích cực, tiêu cực hoặc cả hai. Sản xuất lúa cũng vậy, hàng năm nước ta sản xuất hàng chục triệu tấn thóc sử dụng nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… tất cả các hoạt động này đều tác động vào môi trường.
Ngày nay, bảo vệ môi trường gắn với bảo vệ sức khỏe con người là một trong những yêu cầu không thể thiếu được khi nói đến việc định hình nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao tại địa phương. Nhiều nơi đã áp dụng các mô hình trồng lúa thân thiện hơn với môi trường như 3 giảm 3 tăng, chương trình IPM, mô hình tôm - lúa, cá – lúa,…nhưng mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao tiết kiệm chi phí đồng thời có tác động tốt đến môi trường sinh thái, tài nguyên đất được sử dụng theo chiều hướng bền vững, lâu dài.
Tuy nhiên tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu không đúng ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường vẫn là một thực tế. Người ta thống kê rằng mức phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất 1 tấn lúa của Việt Nam trong thời kỳ 1981 - 1990 bình quân khoảng 56 kg phân bón/tấn lúa và 0,3 kg thuốc bảo vệ thực vật /tấn lúa. Từ năm 2000 đến nay, mức phân bón hoá học và thuốc thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất 1 tấn lúa tiếp tục tăng lên, bình quân ở mức 73 kg phân bón/tấn lúa và 0,45 kg thuốc/tấn lúa. Tại khu vực ĐBSCL, nông dân thường sử dụng nhiều phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật để trồng lúa ngắn ngày 3 vụ năm, mức bón phân hoá học cho lúa hiện cao nhất trong cả nước, bình quân 380 - 400 kg/ha diện tích gieo trồng lúa. Một ví dụ cụ thể cho thấy dư lượng thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa ở nước ta cao: ở vùng lúa Tam Điệp (Ninh Bình), dư lượng thuốc sâu bình quân mùa khô là 0,85 – 3,4 mg/l, ở Cần thơ là 0,9 – 5,2 mg/l. Trong giai đoạn 1979 –
1990, lượng khí phát thải CH4 từ trồng lúa là 3,2 -3,8 tấn. Và trong điều kiện hiện
nay con số này còn tăng lên rất nhiều lần.
Nguyên nhân gây nên tình trạng trên trước hết phải kể đến đó là ý thức của người nông dân, họ chưa ý thức đầy đủ đước tác hại của các chất này với môi trường cũng như sức khỏe của mình hay sức khỏe của người sử dụng sản phẩm gạo sau này. Mức sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật cho gieo trồng lúa tăng lên, song chưa đi kèm tương ứng với các hoạt động phổ biến kỹ thuật sản xuất, sử dụng an toàn, hiệu quả phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật và các loại hoá chất nông nghiệp khác cho nông dân. Dẫn đến, tình trạng ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái đồng ruộng, dịch hại xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt ở khu vực ĐBSCL thời kỳ vừa qua.
2.2.3.2. Mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên
Việc quy hoạch cây lúa cũng như các mô hình cây trồng liên quan ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. những năm gần đây nông dân nhiều địa phương đã áp dụng các mô hình canh tác lúa mang lại lợi ích kinh tế đồng thời cải thiện được chất lượng môi trường. Một ví dụ điển hình như mô hình lúa – cá (hoặc lúa – tôm), mô hình này vừa tiết kiệm thức ăn cho cá vừa có lợi cho cây lúa, cải tạo đất trồng lúa: các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng như một phần phân bón làm tăng độ
mùn, đội xốp cho ruộng lúa, cá thường xuyên kiếm thức ăn bằng cách sục bùn, làm cho ruộng lúa thoáng khí, tầng oxi hoá hoạt động mạnh tạo điều cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, cá ăn các loài sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại cho ruộng lúa. Như vậy nuôi cá với lúa giúp nông dân giảm sức lao đông, chi phí cũng như thước trừ sâu.
Tuy nhiên cũng có những mô hình chuyển đổi có tác động xấu như việc phá tràm trồng lúa ở một số địa phương ở ĐBSCL. Vào giai đoạn 1997 – 2003, nhu cầu về cây tràm tăng cao, giá tăng khiến người dân đua nhau trồng, kể cả những vùng trồng lúa cũng chuyển sang cây tràm. Nhưng đến khoảng năm 2005 trở lại đây khi nhu cầu tràm giảm mạnh, người trồng bị thua lỗ họ lại ồ ạt phá cây tràm để trồng lúa, điều này đã ảnh hưởng nhiều đến môi trường đất, nước và các nơi cư trú của các loài thủy sản ở đây. Từ đây có thể thấy việc canh tác không hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến môi trưởng sinh thái.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng đạt được tính bền vững không có nghĩa là trong khi tiến tới mục đích kinh tế cần chú ý hài hòa với các mục đích về xã hội và môi trường tránh gây phương hại đến con người, xã hội và môi trường xung quanh. Tựu chung lại thì tính bền vững của xuất khẩu gạo Việt Nam đạt được và chưa đạt được như sau:
Về kinh tế:
- Quy mô tăng trưởng: lượng và kim ngạch xuất khẩu có tăng trưởng khá ổn
định nhưng do sản xuất thiếu quy hoạch, năng lực của nông dân và doanh nghiệp còn kém nên không chủ động được lượng và giá gạo xuất khẩu.
- Chất lượng tăng trưởng: đã có nhiều tiến bộ trong lựa chọn mô hình phương
thức canh tác, cải tiến giống để nâng cao chất lượng gạo, dần chuyển đổi cơ cấu gạo xuất khẩu sang gạo phẩm cấp cao. Tuy nhiên các mô hình canh tác tốt chưa được áp dụng rộng rãi, chất lượng gạo chưa cao do việc nghiên cứu giống lúa mới có chất lượng và cơ sở xay xát chế biến còn nhiều hạn chế do trình độ cũng như đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật
- Mức độ đóng góp của kim ngạch xuất khẩu gạo vào tăng trưởng kinh tế là khá
đáng kể (2 – 3% GDP)
Về xã hội:
- Đóng góp đáng kể vào xóa đói giảm nghèo nông thôn vì sản xuất gạo đã đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia, giảm nhanh chóng tỷ lệ nguời thiếu lương thực.
- Sản xuất lúa cần nhiều nhân lực vì vậy tăng cường xuất khẩu đã giải quyết
được nhiều lao động thiếu việc làm ở nông thôn, tuy nhiên thu nhập và đời sống người nông dân còn nhiều khó khăn do lợi nhuận thu được từ việc trồng lúa là quá thấp.
- Sự phân chia lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo còn thiếu công
bằng với người nông dân, là người đóng góp nhiều nhất nhưng lại hưởng lợi thấp nhất.
Về môi trường:
- Ý thức hơn về tắc động đến môi trường, người nông dân đã áp dụng các mô
hình canh tác thân thiện hơn với môi trường nhưng các mô hình này chưa đưa vào quy hoạch và phổ biển rộng rãi nên hoạt động sản xuất lúa gây ra tác động xấu nhất định đến môi trường.
- Mức độ khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của hoạt động trồng lúa
không nhiều như nhiều hoạt động kinh tế khác, vì trong qua trình sử dụng đều có sự cải tạo. Song sự quy hoạch và nhận thức của người tham gia vẫn còn kém nên tài nguyên đất vẫn không được sử dụng hợp lý trong canh tác cây lúa. Tóm lại xuất khẩu gạo của Việt Nam tuy đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Ngoài những kết quả về tăng trưởng và những đóng góp về mặt xã hội, xuất khẩu gạo còn cần phải xem xét nhiều hơn trong việc đảm bảo lợi ích người nông dân và tác động đến môi trường để có thể hướng tới xuất khẩu bền vững mặt hàng này.
Chương 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XUẤT