trường
Sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu ngoài việc nâng cao năng suất chất lượng để tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa còn cần phải chú ý
đến việc duy trì độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn sinh học.
Trước tiên, nâng cao nhận thức về môi trường đối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp và đặc biệt là người nông dân. Bởi vì quá trình trồng lúa ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất. Tổ chức tuyên truyền cho nông dân ý thức về môi trường xung quanh hoạt động trồng lúa, từ đó hướng dẫn, tập huấn cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ, cách canh tác giúp tái tạo lại đất, sử dụng các loại thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường, ít dư lượng có hại cho môi trường và con người.
Thứ hai, áp dụng canh tác lúa theo các tiêu chuẩn canh tác quốc tế và khu
vực như GAP(Good Agriculture Practice), ASEAN GAP, VIET GAP để tạo ra gạo
và các sản phẩm về gạo có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có lợi cho sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
Thứ ba, tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ: Một số nước Đông Nam Á dựa
trên tiêu chuẩn IFOAM (tổ chức thế giới về nông nghiệp hữu cơ) đã ban hành một số nguyên tắc chung về canh tác hữu cơ. Trong nông nghiệp hữu cơ, nông dân không sử dụng phân bón hóa học và các chất kích thích tăng trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ và các chế phẩm biến đổi gen. Do đó, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng cao và bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người và than thiện với môi trường. Vì Vậy Việt Nam cần nhanh chóng nghiên cứu ban hành nguyên tắc hữu cơ đưa vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng.
Các biện pháp về kinh tế, xã hội môi trường đều có sự liên hệ với nhau. Khi áp dụng các biện pháp để tăng trưởng xuất khẩu về mặt kinh tế cần tính toán đến ảnh hưởng của nó đến xã hội và môi trường, để hài hòa các mục tiêu sao cho phù hợp để xuất khẩu phát triển bền vững. Có những biện pháp chỉ đáp ứng được mục tiêu kinh tế mà không giải quyết được các mục tiêu xã hội và môi trường thì cần có những biện pháp xã hội và môi trường để hài hòa lại các mục tiêu phát triển xuất khẩu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Quan điểm về xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo là đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia lên hàng đầu đồng thời đảm bảo các mục tiêu xã hội, phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường và mục tiêu đến năm 2012 chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực cho người dân cũng như đếnnăm 2020 tăng thu nhập cho người sản xuất lương thực cao hơn 2,5 lần hiện nay, các giải pháp đưa ra. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gạo trong các khâu như giống lúa, phân bón, quy hoạch vùng sản xuất lúa, cơ sở kĩ thuật trong chế biến bảo quản, thúc đẩy xuất khẩu, … phải được kết hợp chặt chẽ với các giải pháp về ổn định xã hội như đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho nông dân, với các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái như nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế các mô hình canh tác thân thiện môi trường…
KẾT LUẬN
Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và truyền thống của Việt Nam, trong thời gian gần đây xuất khẩu gạo của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể khi vươn lên đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Chuyên đề nghiên cứu lý thuyết phát triển bền vững và xuất khẩu bền vững, áp dụng những lý thuyết đó để đánh giá mức độ phát triển bền vững của xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam.
Qua đánh giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu về tăng quy mô tăng trưởng xuất khẩu gạo, chất lượng gạo cũng như đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Đó là kết quả của việc lỗ lực cái tiến giống, tăng năng suất, nâng cao chất lượng, cải tiến cơ sở hạ tầng và công nghệ kĩ thuật. Xuất khẩu gạo đã góp một phần giá trị vào đóng góp của ngành nông nghiệp cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo góp phần vào giải quyết việc làm tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần vào ổn định xã hội nông thôn. Với những công nghệ sản xuất mới nên hiện nay trồng lúa đang dần tiến đến giảm tác động xấu đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của con người. Tuy nhiên qua các chỉ tiêu của xuất khẩu bền vững, xuất khẩu gạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế về chất lượng, cơ sở kĩ thuật, đặc biệt là còn hạn chế trong việc nâng cao thu nhập cho người dân, chưa đảm bảo công bằng trong phân chia lợi ích cho các đối tượng tham gia hoạt động xuất khẩu, cũng như còn hạn chế trong việc hài hòa tăng trưởng với bảo vệ môi trường.
Để đạt được xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo, nước ta cần có chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo lâu dài, biện pháp từng giai đoạn cụ thể để tiến tới đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, ổn định liên tục và cần phải hài hòa với các lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kinh nghiệm của Thái Lan về đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, tuy sản lượng chỉ chiếm 4,72% sản lượng toàn thế giới nhưng xuất khẩu chiếm tới 32,94% tổng số lượng gạo xuất khảu của thế giới. Chính vì thế Thái Lan luôn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam. Thái Lan hơn Việt Nam không chỉ về số lượng mà hơn hẳn cả về chất lượng gạo tốt và đa dạng về chủng loại. Có được thành công đó, ngoài những yếu tố nguồn lực sẵn có Chính phủ Thái Lan đã xây dựng chính sách sản xuất và xuất khẩu gạo đúng đắn, xây dựng thương hiệu tốt, và đặc biệt các chính sách đều hướng về lợi ích của người nông dân. Những bài học Kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi từ Thái Lan là:
1.1. Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu về mặt kinh tế
Thái Lan xây dựng được chiến lược xuất khẩu gạo cụ thể với mục tiêu hướng đến là “Đưa Thái Lan trở thành bếp ăn của Thế giới”. Ngay từ khi mới thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, Thái Lan đã rất chú trọng xây dựng chiến lược xuất khẩu cho ngành gạo. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ luôn có các kế hoạch, mục tiêu cụ thể, chi tiết về xuất khẩu gạo cùng những “đòn bẩy” để củng cố vị trí của hạt gạo Thái trên thị trường quốc tế. Ở Thái Lan, việc xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo do Chính phủ, kết hợpchặt chẽ với Bộ Nông Nghiệp cùng sự tham gia đóng góp ý kiến của hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, Hiệp hội xay xát lúa gạo Thái và Hội nông dân Thái nhằm đưa ra một chiến lược thích hợp nhất cho từng giai đoạn, từng thời kỳ. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng là cơ quan thông qua các mục tiêu xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, chúng ta chưa xây dựng được một chiến lược xuất khẩu gạo theo đúng nghĩa.
Thái lan xây dựng thương hiệu gạo và tiếp thị sản phẩm ra thị trường rất thành công. Xây dựng mạng lưới marketing thông qua các hợp tác xã nông nghiệp, nhóm nông dân và đặc biệt là Tổ chức thị trường dành cho nông dân MOF (Marketing Oganization for Farmers) để phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng
trong và ngoài nước. Nhắc đến gạo Thái Lan, người tiêu dung ở khắp nơi trên thế giới biết đến gạo Hương lài (Jasmine), gạo Cao sản Hom Mali, gạo Fancy and White 100%-5%,.. Trong khi đó Việt nam rất kém trong tạo lập thương hiệu của mình, các thương hiệu Kim Kê, Nàng Thơm, Chợ Đào, Sohafarm, Khẩu Mang... vẫn chưa đủ sức tạo nên thương hiệu quốc tế cho gạo Việt.
1.2. Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu về mặt xã hội
Chính phủ Thái Lan xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo với mục tiêu đảm bảo nghề trồng lúa thực sự mang lại lợi ích cho người nông dân
- Chính phủ Thái Lan trực tiếp mua lúa gạo của nông dân với mức giá bảo
đảm có lời cho nông dân, sau đó tùy thời điểm sẽ bán lại cho các Công ty Xuất khẩu, còn ở Việt Nam Chính phủ giao cho Hiệp hội lương thực đảm nhiệm xuất khẩu gạo.
- Đào tạo cho nông dân kỹ năng kinh doanh bằng việc đẩy mạnh hỗ trợ thành
lập các công ty địa phương để sản xuất và tiếp thị các sản phẩm từ gạo
- Hội Nông dân Thái Lan hoạt động hiệu quả. Khi giá lúa giảm, Hội Nông dân
Thái Lan tạo áp lực buộc chính phủ phải xem xét quyền lợi của nông dân.
- Khuyến khích nông dân trồng lúa mua bảo hiểm mùa vụ để giảm thiểu rủi ro
thiên tai, thảm họa.
Thực tế Thái Lan đã cho thấy rằng, khi các chiến lược đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của nông dân Thái, họ sẽ toàn tâm toàn ý với công việc của mình. Đây là một bài học lớn cho Việt Nam trong điều hành xuất khẩu gạo hồi đầu năm 2008 dẫn đến nhiều thiệt hại cho nông dân.
1.3. Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu về mặt môi trường
Khuyến khích nông dân sử dụng phân bón hữu cơ sinh học thay thế cho phân bón vô cơ để tiết kiệm, nông dân có thể tự chủ nguồn phân bón và giúp cải tạo đất tốt.
Ngoài ra chính phủ Thái Lan còn sử dụng chính sách bình ổn giá, ưu đãi đầu vào cho sản xuất lúa cũng mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy xuất khẩu gạo.
Phụ lục 2: Tổng quan về Viện Nghiên cứu Thương mại
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Nghiên cứu Thương mại
- Tên doanh nghiệp: Viện Nghiên cứu Thương mại
- Tên tiếng Anh: Vietnam institute for trade (VIT)
- Địa chỉ: 46 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội
- Điện thoại: (04) 8 262 721
- Fax: (04) 8 248 279
- Email: vit@netnam.orgvn
- Hình thức pháp lý: Đơn vị sự nghiệp hành chính
- Tên giao dịch trong hoạt động của Viện là tên tiếng việt: Viện Nghiên cứu
Thương mại.
- Ngành nghề kinh doanh chính của Viện: Nghiên cứu khoa học về kinh tế -
thương mại.
Viện Nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học quốc gia được thành lập theo Quyết định số 721/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/11/1995 trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh tế kỹ thuật Thương mại và Viện Kinh tế Đối ngoại mà tiền thân là:
- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương nghiệp (1983 - 1992)
- Viện Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế vật tư (1983 - 1992)
- Viện Kinh tế Đối ngoại (1982 - 1995)
- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (1992 - 1995)
Mối quan hệ giữa Viện Nghiên cứu Thương mại với các cơ quan khác của Bộ Thương mại được thể hiện qua sơ đồ sau:
(Nguồn: Trang web của Bộ Công Thương)
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Thương mại
Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên cứu những vấn đề khoa học về kinh tế - thương mại như: nghiên cứu các chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại; nghiên cứu các cơ chế, chính sách phát triển thương mại; nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng phát triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ thế giới cũng như Việt Nam; nghiên cứu các vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường, hội nhập kinh tế của Việt Nam; tổ chức đào tạo trên đại học, đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ và cung cấp các dịch vụ tư vấn, thông tin thương mại, thông tin thị trường…
2.2.2. Nhiệm vụ
Là một đơn vị trực thuộc Bộ Thương mại, nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu khoa học quốc gia nên Viện Nghiên cứu Thương mại có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch
phát triển thương mại và thị trường;
- Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương
mại;
- Nghiên cứu kinh tế và thương mại thế giới, các tổ chức kinh tế và thương
mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của Việt Nam;
- Nghiên cứu và dự báo về thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ trong nước
và quốc tế;
- Nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
- Nghiên cứu những vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường của Việt
Nam;
- Tổ chức đào tạo trên đại học chuyên ngành kinh tế thương mại;
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn,
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá
nhân cả trong và ngoài nước về những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của Viện;
- Hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi thông tin khoa học thương mại với
các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học trong và ngoài nước...
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và mối quan hệ giữa các đơn vị của Viện Nghiên cứu Thương mại
Các mô hình tổ chức phổ biến hiện nay là mô hình trực tuyến chức năng và trực tuyến tham mưu. Đối với Viện nghiên cứu Thương mại, mô hình tổ chức quản lý cũng mô hình trực tuyến chức năng và trực tuyến tham mưu.
Đối với mô hình này, người Lãnh đạo đứng đầu Viện là Viện trưởng. Viện trưởng là người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền cao nhất, có quyền quyết định và bổ nhiệm các Trưởng, Phó các Phòng, Ban. Có nhiệm vụ tổ chức triển khai toàn bộ hoạt động của Viện, là người chịu trách nhiệm về hoạt động cuat Viện với cơ quan quản lý cấp trên.
Các Phó Viện trưởng, có nhiệm vụ tham mưu, quản lý giúp Viện trưởng trong phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ mình phụ trách.
Tiếp đến là các Phòng, Ban chuyên môn và nghiệp vụ. Mỗi một Phòng, Ban có chức năng và nhiệm vụ riêng, thực hiện các công việc của cấp trên giao xuống.
Hình 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện
Viện trưởng
Các phó viện trưởng
Ban nghiên cứu chiến lược phát triển thương mại
Ban nghiên cứu chính sách và cơ Phòng quản lý khoa học và đào tạo Phòng hợp tác Văn phòng Phòng tài chính kế toán
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Thương mại)
2.3.1. Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại
2.3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban
Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược và qui hoạch phát triển thương mại các vùng lãnh thổ, địa phương và quốc gia theo đề tài, dự án khoa học do Bộ hoặc các cơ quan yêu cầu.
2.3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ban
Cơ cấu tổ chức của Ban gồm 1 trưởng ban, các phó trưởng ban, các nhóm nghiên cứu.
2.3.2. Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại
2.3.2.1. Chức năng
Nghiên cứu về chính sách và cơ chế quản lý thương mại, tiến trình đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý thương mại để thực hiện nhiệm vụ do Bộ Thương mại và Viện giao.
- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hoàn thiện chính
sách và cơ chế quản lý thương mại;
- Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học trong tiến trình đổi mới và hoàn thiện
chính sách và cơ chế quản lý thương mại;
- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ về hoạch định chính sách và cơ chế quản lý