I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 –
2. Tình hình tăng trưởng & phát triển kinh tế Việt Nam từ 2001-
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP củaViệt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%, và thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực. Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,9%, năm 2002: 7%, năm 2003: 7,3%, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%, năm 2006: 8,2% và năm 2007: 8,5%, năm 2008: 6,35%, năm 2009: 5,32%, . So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào
trưởng giảm do nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng đang dần bình ổn trở lại. Điều đó được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: GDP theo giá thực tế và theo giá so sánh năm 1994 của Việt Nam
Năm GDP theo giá
thực tế
(nghìn tỷ đồng)
GDP theo giá so sánh năm 1994 Tổng số (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng(%) 2001 481,3 292,5 6.89 2002 535,8 313,2 7.08 2003 605,6 336,0 7.26 2004 713,0 361,9 7.7 2005 839,2 393,0 8.4 2006 974,0 425,1 8.17 2007 1143,4 461,2 8.48 2008 1485,0 490,5 6,35 2009 1658,4 516,6 5,32
Nguồn : Niên giám thống kê 2010
Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải thiện. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu. Nền kinh tế Việt Nam đang dần bộc lộ những vấn nạn và yếu kém không thể xem thường. Lạm phát và nhập siêu tăng vọt, gây ra những quan tâm sâu sắc. Chất
lượng cuộc sống nhiều mặt xấu đi, đặt ra câu hỏi nghiêm túc về chất lượng tăng trưởng và về lợi ích tăng trưởng được phân phối công bằng hay chưa.
Để đánh giá tốc độ tăng trưởng của việt nam ta thông qua hệ số ICOR:
Tăng trưởng GDP và ICOR một số nước Đông Á
Quốc gia Giai đoạn GDP (%) Đầu tư/GDP ICOR
Hàn quốc 1961 – 1980 7,9% 23,3 3,0 Đài Loan 1961 – 1980 9,7% 26,2 2,7 Indonesia 1981 – 1995 6,9% 25,7 3,7 Thái Lan 1981 – 1995 8,1% 33,3 4,1 Trung Quốc 2001 – 2006 9,7% 38,8 4,0 Việt Nam 2001 – 2006 7,6% 39,1 5,1
Nguồn World Bank
Năm 2007, vốn đầu tư thực hiện so với GDP là 45,6%, nếu hạ được hệ số ICOR xuống, bước đầu ở mức 4,5 thì tốc độ tăng GDP của Việt Nam đã là 10%.
Dù các chuyên gia quan ngại và lên tiếng cảnh báo từ lâu nhưng, đến 2008, chỉ số ICOR Việt Nam lại vượt ngưỡng, lên mức 6,66. Và năm 2009, một lần nữa, chỉ số ICOR ở mốc mới. Theo tính toán của Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, hệ số ICOR năm 2009 của Việt Nam đã lên tới 8, mức cao nhất từ trước tới nay.
Cho rằng chỉ số ICOR tuyệt đối chỉ mang tính tham khảo, vì có thể có sự khác nhau trong cách tính, tuy nhiên chỉ so với năm 2008, hệ số ICOR năm 2009 đã tăng 17,5%. “Những nỗ lực của chúng ta trong việc nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế đã không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn khiến tình hình kém hơn".
ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn
Giai đoạn ICOR
1991 – 1995 3,5 1996 – 2000 4,8 2001 – 2003 5,24 2004 – 2006 5,04 2007 – 2008 6,15 2009 8
Nguồn TCTK
Đặt trong tương quan với việc Việt Nam tụt hạng về năng lực cạnh tranh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, cũng như của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, việc hệ số ICOR tăng thể hiện rõ xu hướng đi xuống của nền kinh tế.
Từ các số liệu trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau: