Đầu tư góp phần giải quyết các vấn đề xã hộ

Một phần của tài liệu Tài liệu T và TT-PTKT [nhóm 3 ] pptx (Trang 38 - 42)

II. MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng & phát triển kinh tế

1.5. Đầu tư góp phần giải quyết các vấn đề xã hộ

Đầu tư góp phần xoá đói giảm nghèo

Với chính sách đổi mới, mở cửa và kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Năm 1999, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong những điển hình về xoá đói giảm nghèo trên thế giới.

Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền trung. Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12,9% hộ nghèo và tỷ lệ nghèo lương thực ước lượng 10.87%.

Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình Xóa đói giảm nghèo là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%.

Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 đã giảm khoảng 50% so với năm 2000.

Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo

Tỉ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. Cụ thể năm 2004 tỉ lệ hộ nghèo là:18,3%, năm 2006 là: 15,5% và năm 2007 là: 14,8%, năm 2008 tỉ lệ hộ nghèo là

13%.Theo báo cáo, trong 2 năm đầu (2006-2007) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (NTP-PR) giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm là 3,6%. Nhưng đến cuối năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn 13%, chỉ giảm 1,8% so với cuối năm 2007.

Bảng 6 : Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn & phân theo vùng Đơn vị : % Năm 2004 2006 2007 Cả nước 18,1 15,5 14,8 Phân theo thành thị - nông thôn Thành thị 8,6 7,7 7,4 Nông thôn 21,2 18 17,7 Phân theo vùng lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng 12,9 10,1 9,6 Đông Bắc 23,2 22,2 21,4 Tây Bắc 46,1 39,4 38,1 Duyên hải Nam Trung Bộ 21,3 17,2 16,3 Tây Nguyên 29,2 24,0 23,0 Đông Nam Bộ 6,1 4,6 4,1 Đồng bằng sông Cửu Long

15,3 13 12,4

Đầu tư góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp

Giai đoạn 2001-2006, giai đoạn tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh với sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí... tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đã giảm từ 6,42% xuống chỉ còn 4,82%, đến năm 2010, giảm xuống còn 4,43%. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 7: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010

Năm Vốn đầu tư (Ngàn tỷ) Tỷ lệ thất nghiệp (%)

2001 170,5 6,282002 200,1 6,01 2002 200,1 6,01 2003 239,2 5,78 2004 290,9 5,60 2005 343,1 5,31 2006 404,7 4,82 2007 521,7 4,64 2008 616,7 4,65 2009 708,8 4,60 2010 4,43

Nguồn : Niên giám thống kê 2010 và thống kê tình hình kinh tế xã hội 2006- 2010-Tổng cục thống kê

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn cao. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của một bộ phận dân cư và sau đó phân hoá giàu nghèo trong xã hội.

Với thành quả tăng trưởng kinh tế từ khi thực hiện đổi mới, mỗi năm hàng triệu việc làm mới được tạo ra. Tuy nhiên, do tăng trưởng chủ yếu về mặt số lượng nên chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ cấu lao động mới vẫn chưa chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) chiếm đến 66,1 %, mới giảm được 7 % so với thời kỳ đầu đổi mới, bình quân mỗi năm chỉ giảm được khoảng 0,6 %.. Tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng mới chỉ chiếm 12,9 %, chỉ tăng khoảng 1,7% so với năm 1990. Phân hoá giàu nghèo và phân phối thu nhập chưa đảm bảo công bằng còn do chênh lệch năng suất lao động giữa các

trên cả khía cạnh chất lượng lao động chậm được cải thiện. Hiện vẫn còn tới 80% lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Cơ cấu lao động được đào tạo cũng chưa thật hợp lý: theo số liệu của năm 2002, số học sinh học nghề, công nhân kỹ thuật là 370,8 nghìn, trong khi số học sinh trung học là 225,4 nghìn, còn lại là sinh viên đại học và cao đẳng với con số 899,5 nghìn. Tình trạng “ Thừa thầy thiếu thợ” trong cơ cấu đào tạo vẫn là gánh nặng của nền kinh tế, trong đó, có nguyên nhân do sự yếu kém trong công tác quy hoạch và chính sách đầu tư còn chưa hợp lý.

2. Tác động ngược lại của tăng trưởng & phát triển kinh tế đến đầu tư

Một phần của tài liệu Tài liệu T và TT-PTKT [nhóm 3 ] pptx (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w